Phát hiện hệ sinh thái bao la tồn tại nhờ khí methane

(khoahoc.tv) - Một đoàn thám hiểm nghiên cứu biển được tài trợ bởi Cục quản lý năng lượng biển (BOEM - U.S. Bureau of Ocean Energy Management),  và Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ đã dẫn đến những phát hiện có thể là miệng phun thủy nhiệt methane (methane cold seep) lớn nhất bởi hai nhóm nghiên cứu của trường đại học và các đối tác của họ, UNCW công bố hôm 22/5/2013 (UNCW - University of North Carolina at Wilmington – Trường Đại học bắc Carolia Wilmington).

Khu vực miệng phun thủy nhiệt này nằm sâu dưới phía tây của Bắc Đại Tây Dương, xa nguồn năng lượng mặt trời giúp duy trì sự sống. Những con trai nằm phủ trên chỗ thoát ra các bong bóng khí và dựa trên những vi khuẩn sử dụng khí methane để tạo ra năng lượng. Quá trình này được gọi là hóa tổng hợp (chemosynthesis), tạo cơ sở cho sự sống trong môi trường khắc nghiệt và có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn tại sao những sinh vật có thể tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt như vậy.

“UNCW và FSU (Trường Đại học bang Florida) đã hoàn thành hai chuyến khám phá biển cùng nhau và điều này có lẽ là phát hiện lớn nhất của chúng tôi”, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Steve Ross của UNCW nói. “Các nghiên cứu về vấn đề này và những quần thể này giúp các nhà khoa học hiểu, làm thế nào mà sự sống có thể phát triển mạnh trong các môi trường khắc nghiệt, và có lẽ ngay cả trên các hành tinh khác nữa”.

Những khám phá về khu vực miệng phun thủy nhiệt methane mới này chỉ là một trong 3 vị trí đã được ghi nhận tại bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ, và đến nay là vị trí có quy mô rộng lớn nhất, hai khu vực khác thuộc bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ được ước tính dài ít nhất 1km và rộng hàng trăm mét. Các nhà khoa học cũng quan sát thấy, những con hải sâm nằm xen chặt giữa những con trai biển và lũ tôm thì bơi ở trên chúng. Rất nhiều loài cá, trong đó có một số loài có hành vi bất thường, thường xuất hiện quanh hệ sinh thái độc đáo này.

Đóng quân trên tàu Ronald H. Brown của NOAA, các nhóm nghiên cứu đã sử dụng các khả năng đa dạng của các xe điều khiển từ xa của Viện Hải dương học Woods Hole, Jason II để tính toán và nghiên cứu những chỗ giải phóng methane mới này… Các nhóm nghiên cứu đã có thể quay những video có độ nét cao, lấy mẫu trầm tích tại vị trí nghiên cứu, thu lượm những con trai sống để nghiên cứu di truyền và sinh sản của chúng, thu thập các vỏ của những con sò to đã chết và các hòn đá để phân tích về niên đại, lấy các mẫu nước để kiểm tra tính chất hóa học và thu thập các mẫu động vật có liên quan để nghiên cứu về chuỗi thức ăn.

Phát hiện những miệng phun thủy nhiệt methane này có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết khoa học về các nguồn tài nguyên dầu khí và khí hydrat (các nguồn năng lượng này có thể rất quan trọng trong tương lai) dọc theo sườn lục địa Mỹ.

Tài trợ chính cho cuộc thám hiểm nghiên cứu được cung cấp bởi Cục Quản lý năng lượng biển, cùng với NOAA tài trợ cho Ronald H. Brown và Jason ROV, cơ quan khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và các cộng tác viên khác cũng cung cấp một loạt các khoản hỗ trợ.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video