Phát hiện họ hàng cổ xưa nhất của voi

Emmanuel Gheerbrant, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Paris, đã phát hiện một trong những loài móng guốc hiện đại lâu đời nhất có quan hệ họ hàng với voi.

Kiến thức về sự khởi đầu của quá trình đa dạng hóa của động vật có vú hiện đại vẫn còn rất hạn chế do những khoảng trống hóa thạch, đặc biệt là ở một số lục địa quan trọng phía Nam ví dụ như châu Phi. Emmanuel Gheerbrant, nhà nghiên cứu thuộc CNRS(2), báo cáo về việc phát hiện một trong những loài móng guốc hiện đại lâu đời nhất được biết đến trong một nền Paleocene thuộc Morocco, trên cơ sở Thỏa thuận nghiên cứu Franco-Moroccan giữa Bảo tàng và Văn phòng Chérifien des Phosphates (3). Có niên đại từ 60 triệu năm trước, hóa thạch của con vật có vú này thuộc về một loài mới gọi là Eritherium azzouzorum. Nó cũng đến từ cùng bồn phốt phát Ouled Abdoun đã hình thành nên Phosphatherium escuilliei (4), nhưng ở lớp bên dưới. Đây là loài móng guốc châu Phi “già” nhất từng được biết đến, và cũng là thành viên cổ xưa nhất của họ voi (proboscideans (5)), do đó nó có nguồn gốc từ châu Phi.

Eritherium azzouzorum là một loài nhỏ (4 đến 5 kg) và rất nguyên thủy. Nó minh họa cho sự khởi đầu của họ móng guốc hiện đại ở thời điểm rất nguyên thủy và không được ghi chép lại. Điều này được minh họa bởi những nhóm nguyên thủy trong họ proboscideans ví dụ như condylarths(6) (louisinines, đã tuyệt chủng) và afrotherians (voi chuột, từ kỷ Eocene cho đến ngày nay). Dạng nguyên thủy của nó cho thấy sự tiến hóa nhanh chóng của proboscideans trong quá trình chuyển đổi Paleocene-Eocene(7), và sự đa dạng hóa nhanh chóng của động vật móng guốc châu Phi sau thảm hóa Cretaceous-Tertiary (65 triệu năm trước), rất có thể liên quan đến sự chiếm đóng của những cộng đồng ăn thực vật châu Phi.

Mẫu vật (sọ) của loài proboscidean Eritherium azzouzorum nguyên thủy. (Ảnh: MNHN, UMR 7207, C. Lemzaouda et P. Louis)

Eritherium cung cấp một thời điểm lâu đời nhất của sự phát sinh loài của họ có nhau thai. Đây là một thời điểm rất quan trọng trong cây phả hệ của loài có nhau thai.

(1) UMR 7207 (MNHN/CNRS/Université Pierre et Marie Curie), Trung tâm nghiên cứu về đa dạng hóa sinh học và môi trường cổ đại
(2) Trung tâm quốc gia de la Recherche Scientifique
(3) Thỏa thuận nghiên cứu cổ sinh vật học MNHN-OCP-Bộ năng lượng và khai thác mỏ - Đại học Cadi Ayyad (Marrakech)-Đại học Chouaib Doukkali (El Jadida).
(4) được phát hiện năm 1996 bởi cùng một nhóm nghiên cứu
(5) Họ voi hoặc proboscidea bao gồm 3 loài còn sống sót, nhưng có một lịch sử tiến hóa dài và phong phú, với sự minh họa của hóa thạch của 180 loài.
(6) Động vật móng guốc cổ xưa tiến hóa vào cuối kỷ Cretaceous và đâu kỷ Tertiary, bao gồm những nhóm gốc của động vật móng guốc hiện đại, và rất nhiều loài ăn cỏ đã tuyệt chủng
(7) Sự chuyển đổi giữa Paleocene và Eocene bắt đầu khoảng 55 triệu năm trước

Tham khảo:
1. Gheerbrant et al. Paleocene emergence of elephant relatives and the rapid radiation of African ungulates. Proceedings of the National Academy of Sciences, June 22, 2009; DOI: 10.1073/pnas.0900251106

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video