Các nhà khảo cổ học Australia vừa khai quật mẫu hóa thạch gấu túi rất đặc biệt thời tiền sử tại khu vực bán đảo Mornington, thuộc bang Victoria.
>>> Những sự thật thú vị về loài gấu ít người biết đến
Ảnh: heraldsun.com.au
Giáo sư cổ sinh vật học Erich Fitzgerald thuộc Bảo tàng Victoria cho biết hóa thạch được cho là gần với họ Diprotodontid, một loài động vật ăn cỏ, giống gấu túi, dài khoảng 4m, cao 2m và nặng khoảng 3 tấn. Loài thú có túi khổng lồ trên xuất hiện cùng một số loài khác trên lục địa này từ hàng triệu năm trước.
Điều đặc biệt, mẫu hóa thạch vừa được phát hiện là hóa thạch gấu túi hoàn thiện nhất từ trước đến nay tại khu vực này và có thể là mẫu hóa thạch nguyên vẹn nhất được phát hiện tại Australia.
Phát hiện quan trọng trên có thể giúp giới khoa học hiểu được cuộc sống và giai đoạn tồn tại của loài thú có túi đã tuyệt chủng này, đồng thời xác định nguyên nhân loài này biến mất khoảng 40.000 năm trước.