Bằng cách chiết xuất DNA từ vết cắt nhỏ trên cái chân cừu được tìm thấy tại Chehrābād, các nhà nghiên cứu phát hiện nước được loại bỏ khỏi xác chết giúp các mô mềm được bảo tồn mà không bị phân hủy.
Sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị cacbon, nhóm nghiên cứu xác định niên đại của mẫu vật này vào khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc 6.
Mảnh chân cừu được tìm thấy ở mỏ Chehrābād. (Ảnh: Bảo tàng Bochum)
Trong khi DNA cổ đại thường bị hư hỏng và phân mảnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng DNA của xác ướp cừu được bảo quản cực kỳ tốt.
"Các DNA phân tử được bảo quản rất tốt và không bị phân mảnh, bất chấp tuổi tác của mẫu vật", tác giả nghiên cứu Kevin Daly cho hay.
Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật ướp xác. Ngoài ra mỏ muối cũng cung cấp các điều kiện lý tưởng để bảo quản mô và DNA động vật.
Xác ướp của con cừu trên tương tự về mặt di truyền với các giống cừu hiện đại trong khu vực với bộ lông dày. Đặc điểm này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng con vật này được nuôi để lấy thịt hoặc sản xuất sữa. Phát hiện trên cũng phù hợp với các phát hiện trước đây cho thấy các phần của mỏ Chehrabad được dùng làm chuồng cho cừu và dê.
"Sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận vi mô và di truyền, nhóm của chúng tôi đã cố gắng tạo ra một bức tranh di truyền về các giống cừu ở Iran 1.600 năm trước. Nghiên cứu này cho thấy người dân Iran thời Sasanian có thể đã nuôi các đàn cừu chuyên để tiêu thụ thịt", Tiến sĩ Kevin G Daly, đồng tác giả của bài cáo cho hay.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu thừa nhận hạn chế của họ là chỉ thu thập thông tin từ một con cừu đơn lẻ. Do đó họ không thể đưa ra kết luận tổng thể về những gì đang xảy ra với quá trình thuần hóa cừu vào thời điểm cách đây 1.600 năm.