Phát hiện loài ếch, cóc... mới ở Lâm Đồng

Vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) khiến không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Ông Lê Văn Hương - Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết: Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở VQG Bidoup Núi Bà khiến cho không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Cụ thể, các nhà khoa học Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố trên Tạp chí Động vật học Zootaxa một loài thú mới được phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà có tên là “ếch cây ma cà rồng”.


Ếch cây ma cà rồng vừa phát hiện tại VQG Bidoup
Núi Bà (ảnh do VQG Bidoup Núi Bà cung cấp).

Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà Lê Văn Hương giải thích thêm: “Loài ếch này có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Loài “ếch cây ma cà rồng” được phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi đặc điểm lưng chúng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng có màu trắng; hai bên sườn, trước và sau đùi có màu đen; giữa các ngón chi trước và chi sau có màng da màu xám đến đen. Đây là loài ếch cây thứ 17 thuộc giống Rhocophorus được phát hiện, sau 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam”.

Gần đây nhất, các nhà khoa học cũng đã phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà một loài sinh vật mới có tên là “cóc mày mắt trắng”. Cóc mày mắt trắng ở VQG Bidoup Núi Bà có tên khoa học là Leptobrachium leucops. Chúng được phát hiện ở vùng rừng thuộc cao nguyên Langbian, nằm trong ranh giới giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa.


Loài dạ hợp Bidoup

Về thực vật, gần đây nhất, hai nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc là TS Vũ Quang Nam và TS Nian He Xia đã phát hiện và công bố trên một tạp chí chuyên ngành của Phần Lan một loài mới ở VQG Bidoup Núi Bà có tên làdạ hợp Bidoup”.

“Nơi được tìm thấy loài thực vật mới này là đỉnh Hòn Giao, trong một khu rừng lá rộng thường xanh ở độ cao gần 2.000m; chúng mọc hỗn giao với một số loài khác. Dạ hợp Bidoup là loài mới thứ hai thuộc họ “ngọc lan” được phát hiện và công bố ở Việt Nam trong năm 2011” - ông Lê Văn Hương nói thêm.

Được biết, với địa hình chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao như Bidoup (2.287m), Langbian (2.167m), Hòn Giao (2.060m)…, VQG Bidoup Núi Bà là một trong những “mẫu chuẩn” của Việt Nam và thế giới về sự đa dạng sinh học.

Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video