Phát hiện loài giun có họ hàng với con người

Các nhà nghiên cứu vừa bất ngờ phát hiện một sinh vật là họ hàng đã mất liên lạc từ lâu của loài người: giun hang hồng - động vật biển có tới 70% hệ gene của con người.

Loài giun có hệ gene giống người

Các nhà khoa học tin rằng, mối liên hệ giữa loài người với loài động vật không xương sống nói trên có thể hình thành từ sự bùng nổ kỷ Camri, một cao trào trong sự đa dạng tiến hóa xảy ra cách đây khoảng 550 triệu năm. Giai đoạn này được cho là làm thay đổi sự sống trên Trái đất vĩnh viễn, do các động vật phức tạp với đường ruột chuyên biệt và các đặc điểm hành vi bắt đầu xuất hiện.

Giun hang cư trú ở đáy biển và ăn bằng cách lọc nước biển qua các khe hở đóng vai trò tương tự như các mang của cá. Những khe hở trên cơ thể này đánh dấu một sự cách tân then chốt trong quá trình tiến hóa, không xuất hiện ở những động vật giống như ruồi và giun đất.


Giun hang hồng.

giun hang chiếm một "vị trí tiến hóa trọng yếu" đối với con người, nên các nhà nghiên cứu đến từ Viện đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã tiến hành giải trình tự gen của cả hai loài. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các cá thể thuộc hai phân loài giun hang Ptychodera flava ở Hawaii và Saccoglossus kowalevskii ở Đại Tây Dương.

Nghiên cứu khám phá ra rằng, các động vật miệng thứ sinh - một nhóm lớn gồm nhiều sinh vật khác nhau, từ giun hang tới sao biển, từ cóc tới chó, rồi cả con người, chia sẻ tới 8.600 họ gene, tức là tương đương với việc chúng có khoảng 14.000 gene giống nhau. Điều này đồng nghĩa, gần 70% các gene của chúng ta có nguồn gốc từ tổ tiên động vật miệng thứ sinh, sinh vật tồn tại trên Trái đất cách đây khoảng 500 triệu năm và đã tuyệt chủng.

Một nhóm gene được bảo tồn hơn nửa tỉ năm được cho là có liên quan đến sự phát triển của hầu - đường nối giữa khoang mũi với miệng và cổ họng, ở cả giun hang và các loài động vật có xương sống. Mặc dù nhóm gene này xuất hiện ở cả giun hang và con người, nhưng chúng không tồn tại ở các loài côn trùng, bạch tuộc, giun đất và sán.

"Các phát hiện trên đã lấp chỗ trống hiểu biết của chúng ta về những gene có ở tổ tiên chung của mọi loài động vật miệng thứ sinh. Phân tích hệ gene của giun hang đã hé lộ sự phức tạp của các tổ tiên của chúng ta ở kỷ Camri và cung cấp bằng chứng về mối liên hệ cổ xưa giữa sự phát triển của hầu họng với kiểu sống ăn qua màng lọc về cơ bản đã đóng góp cho sự tiến hóa của chúng ta", tiến sĩ Oleg Simakov, người đứng đầu nghiên cứu nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video