Phát hiện loài khỉ được mệnh danh "yêu tinh rừng rậm", có thể xoay đầu 360 độ

Sinh sống trên những thân cây cao, chúng nhanh nhẹn không thua kém gì loài chim.

Khi Mặt Trăng mọc cao trên bầu trời đảo Sulawesi ở Indonesia, các loài linh trưởng với gương mặt giống nhân vật Yoda trong loạt phim Star Wars xuất hiện để đi tìm thức ăn. Chúng cất cao giọng như một dàn hòa âm hợp xướng để nhận ra nhau và đánh dấu vùng lãnh thổ.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 4/5 vừa qua, những âm thanh này đã giúp các nhà khoa học nhận ra được hai loài động vật họ khỉ mới có kích thước khá nhỏ bé, sống sâu trong rừng rậm, được đặt tên là Tarsius spectrumgurskyaeT.supriatnai, nâng tổ số loài khỉ Tarsier ở Sulawesi lên 11 loài.

Hai loài khỉ Tarsier mới được phát hiện ở cánh rừng phía đông bắc của đảo, được đặt tên theo nhà sinh vật học Jatna Supriatna và chuyên gia Sharon Gursky về khỉ Tarsier, ông cũng là nhà linh trưởng học ở Đại học Texas A&M.


Loài khỉ Tarsius spectrumgurskyae mới được phát hiện đeo bám trên thân cây tại khu rừng phía đông bắc đảo Sulawesi, Indonesia. (Ảnh: Myron Shekelle).

Nhà nghiên cứu Myron Shekelle, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Western Washington cho biết: "Chúng có ngoại hình gần như giống hệt nhau, nhưng cách chúng kêu gọi đồng loại là rất khác".

Khỉ Tarsier được tiến hóa từ tổ tiên khỉ của chúng vào thời gian khủng long tuyệt chủng khoảng từ 64,2 đến 58,4 triệu năm trước đây, những loài khỉ lúc đó phân chia thành nhiều nhánh khác nhau và sinh sống rải rác khắp Châu Á và Bắc Phi.

Đã có 18 loài khỉ Tarsier được tìm ra trên khắp các quần đảo ở Đông Nam Á.

Loài khỉ Tarsier có một số đặc điểm hình thái khác thường. Tổ tiên của chúng bị mất lớp tapetum lucidum - một lớp tế bào giống như chiếc gương nằm phía sau võng mạc, giúp phản xạ và khuếch đại ánh sáng. Vì thế, để bù đắp cho thiếu sót này, Tarsier phải phát triển đôi mắt lớn hơn, to gần bằng bộ não của chúng, cho phép chúng quan sát tốt trong đêm.

Bởi vì đôi mắt quá lớn, nên chúng không thể liếc nhìn được, mà phải xoay cả đầu nếu muốn nhìn một thứ gì đó ở hai bên. Chúng xoay đầu tương tự như loài cú, và chúng là loài linh trưởng duy nhất có thể xoay được đầu được một vòng 360 độ.

Rafe Brown, nhà nghiên cứu rừng rậm ở Đại học Kansas, cho biết: "Chúng luôn làm tôi run sợ khi ở trong rừng. Bạn có thể nhìn thấy đôi mắt sáng của chúng. Chúng dường như không phải là khỉ Tarsier, nhìn chúng giống như những con yêu tinh rừng rậm".


Loài khỉ Dinagat đã được phát hiện vào năm 2014 ở Philippines, cũng là một loài khỉ tarsier. (Ảnh: Andrew Cunningham).

Sinh sống trên những thân cây cao, chúng nhanh nhẹn không thua kém gì loài chim. Con trưởng thành chỉ nặng trung bình khoảng 113 gram, chúng là một tay leo trèo cừ khôi. "Không ai ngờ rằng một con vật chỉ nhỏ như ống bơ lại có thể nhảy xa đến ba mét", Shekelle từ Hiệp hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ cho biết.

Các loài khỉ Tarsier khác nhau đều trông giống nhau, thậm chí giống cả tổ tiên xa xôi của chúng. Gursky nói: "Tôi đã nhìn thấy các hóa thạch của chúng từ 50 triệu năm trước, trông giống hệt với những lứa khỉ hiện đại".

Nhưng sự tương đồng về thể chất là rào cản lớn trong nỗ lực xác định các loài mới, thậm chí là chỉ trong phạm vi hòn đảo. Đảo Sulawesi có nguồn gốc từ nhiều đảo nhỏ kết hợp lại với nhau vào khoảng một triệu năm trước. Những bằng chứng địa chất cho thấy các loài khỉ Tarsier khác nhau tiến hóa theo cách khác nhau ở từng đảo trước khi các đảo hợp lại.

Tuy nhiên, chúng đang phải cố gắng dựa vào nhau để sinh tồn, bởi sự phá rừng đang diễn ra nghiêm trọng trên đây. Các nhà khoa học đang tìm mọi cách để bảo vệ trước khi chúng bị tuyệt chủng do sự tàn phá của loài người.

Cập nhật: 08/05/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video