Phát hiện loài quái thú biển cả mới

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài động vật ăn thịt khổng lồ sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử.

Hóa thạch con quái vật biển có hình dạng giống như một chú cá heo có thể giúp cho các nhà khoa học tìm ra được cơ sở khoa học mới cho bằng chứng về khả năng hồi phục của sự sống trên Trái Đất sau biến cố tuyệt chủng hàng loạt trước đây.

Các nhà khoa học dự tính loài động vật ăn thịt khổng lồ có chiều dài khoảng 8,6m. Họ đã mất ba tuần để mang bộ xương hóa thạch của nó từ khu vực đồi núi của vùng Nevada và giờ được lưu trữ tại bảo tàng Field ở Chicago.


Chân dung "kẻ thống trị biển khơi ăn thằn lằn"

Loài mới này được đặt tên chính thức là “Thalattoarchon Saurophagis” nghĩa là "kẻ thống trị biển khơi ăn thằn lằn". Nó là một thành viên ban đầu của họ Ngư long (ichthyosaurs), loài bò sát biển đã tiến hóa từ loài bò sát trên cạn, giống như cá voi hiện đại đã tiến hóa từ động vật có vú trên cạn. Họ Ngư long thống trị trên đại dương trong khoảng 160 triệu năm và bị tuyệt chủng cách đây khoảng 90 triệu năm. 25 triệu năm sau đó, toàn bộ thời đại khủng long kết thúc.

Nhà nghiên cứu Martin Sander, nhà sinh học tiến hóa tại ĐH Bonn (Đức) phát biểu: "Chúng là loài có được hầu hết các đặc tính thích nghi cao nhất của tất cả các loài bò sát biển, có hình dạng giống cá và sinh sản từ rất sớm".

Thalattoarchon sở hữu một hộp sọ lớn và hàm răng to, sắc cạnh để bắt và cắt con mồi. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, nó có thể tấn công cả những con mồi lớn bằng hoặc lớn hơn nó.

"Loài Ichthyosaur mới phát hiện này là một kẻ săn mồi hàng đầu. Nó có “oai” giống như cá voi sát thủ hiện đại, khủng long bạo chúa", Sander nhấn mạnh. "Đây là động vật ăn thịt đầu tiên trong chuỗi các động vật ăn thịt tồn tại cho đến ngày nay".

Hầu hết các động vật biển được bảo tồn, bao gồm cả hộp sọ, ngoại trừ mặt trước của miệng, các bộ phận của vây cá và gần như toàn bộ cột sống tới tận chóp đuôi. Hóa thạch này còn được đặt tên thánh "Jim" theo tên người đã tìm ra nó, ông Jim Holstein.


Thalattoarchon sở hữu một hộp sọ lớn

Loài động vật ăn thịt mới phát hiện này sống cách đây khoảng 244 triệu năm, 8 triệu năm trước xảy ra cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Biến cố này xảy ra vào cuối kỷ Permi đã giết chết đến 80-96% tất cả các loài sinh vật biển, trừ những loài tương đối nhỏ bé.

Nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học nhận thấy, việc một động vật ăn thịt khổng lồ có khả năng xử lý những con mồi lớn to lớn hơn cả nó ngay sau biến cố tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi cho thấy, hệ sinh thái đã phục hồi nhanh chóng sau khi chết.

"Một loài ăn thịt hàng đầu là một chỉ số thể hiện rõ hệ sinh thái đã được hoàn thiện. Bởi lẽ, chúng là mức cao nhất trong mạng lưới thức ăn, đồng nghĩa với việc phải có những cấp thấp hơn", Sander nói.

Họ Ngư long đã đa dạng hóa rất nhanh. "Chúng tôi hy vọng rằng, bằng cách nghiên cứu các nhóm này, chúng ta có thể hiểu tốt hơn các quá trình của sự tiến hóa ở quy mô lớn", nhà sinh học tiến hóa Lars Schmitz, ĐH Claremont McKenna phát biểu.

Phát hiện này có thể cung cấp cho các nhà khoa học một ý thức về những gì sắp tới của Trái đất trong tương lai.

"Sự hồi phục của hệ sinh thái là một chủ đề lớn của các nghiên cứu. Bởi lẽ, con người đang tự gây ra một trong những sự tuyệt chủng lớn nhất", Sander nói. "Do đó, mọi người cần quan tâm đến việc phải mất bao lâu để xây dựng hệ sinh thái một khi bạn đã hủy diệt nó".

Theo Kien Thuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video