Phát hiện miệng hố thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất

Các nhà khoa học cho rằng những vết nứt ngầm ở Australia là dấu vết của một miệng hố lớn nhất từng được tạo ra khi thiên thạch lao xuống Trái Đất.

>> "Hố thiên thạch" ở Peru có thể do vệ tinh Mỹ gây ra

>> Tìm thấy hố thiên thạch tiêu diệt loài khủng long

Phát hiện miệng hố do thiên thạch tạo ra cách đây 300 triệu năm


Mô phỏng một thiên thạch lao về Trái Đất. (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia phát hiện dấu vết của vùng va chạm có đường kính hơn 400 km ở độ sâu 1,9 m, tại vùng Warburton Basin, gần biên giới các bang Nam Australia, Queensland và vùng lãnh thổ bắc Australia. Vụ va chạm được cho là xảy ra cách đây hơn 300 triệu năm.

Nhà nghiên cứu Andrew Glikson của Đại học Quốc gia Australia cho rằng các cấu trúc này có thể là từ một thiên thạch lớn bị nứt đôi. Mỗi thiên thể tách đôi có bề ngang hơn 10 km.

Miệng hố va chạm đã biến mất từ lâu, tuy nhiên dấu vết của hai vết nứt được tìm thấy dưới mặt đất trong quá trình khoan sâu thăm dò địa nhiệt. "Các tác động lớn như thế này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của Trái Đất". Telegraph hôm qua dẫn lời Glikson nói.

Nhóm nghiên cứu hiện không thể xác định một dấu mốc tuyệt chủng nào đó liên quan đến những vụ va chạm này. Glikson nhận định đây là một bí ẩn. Chicxulub là miệng hố do thiên thạch tạo ra bị chôn vùi bên dưới bán đảo Yucatán của Mexico, liên quan đến sự tuyệt chủng của loài khủng long 66 triệu năm trước.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video