Bằng các phương tiện hiện đại, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là "bản sao" của một đội quân bằng xương bằng thịt.
>>> Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được "sơn" bằng trứng
>>> Giả thuyết mới về đội quân đất nung Tần Thủy Hoàng
Những bức tượng đất nung này dược chứng minh là làm theo nguyên mẫu một đội quân có thực chứ không phải sản phẩm hàng loạt.
Kể từ khi được người dân địa phương phát hiện năm 1974, các chuyên gia đã đặt câu hỏi là liệu kích thước của các chiến binh đất nung này có phải được mô phỏng theo người thật hay chúng chỉ là sản phẩm của những dây chuyền sản xuất hàng loạt từng chi tiết ngẫu nhiên như kiểu tóc chẳng hạn, sau đó lắp vào để dễ phân biệt.
Hiện nay, các chuyên gia đã tạo ra mô hình máy tính 3D của những bức tượng, tập trung vào phần đôi tai bởi họ cho rằng hình dáng của nó cũng độc nhất vô nhị như dấu vân tay, sẽ giúp cho việc xác định rằng những tượng chiến binh được mô phỏng từ người thực.
Kênh National Geographic cho biết một nhóm các nhà khảo cổ học đến từ Đại học College London (UCL) đã làm việc cùng các chuyên gia của bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Lâm Đống, Trung Quốc nhằm có được mô hình cổ xưa từ phía sau của các chiến binh.
Họ đo đạc tỷ lệ trên các khuôn mặt, tập trung vào phần đôi tai vì những hình thái khác nhau của chúng được sử dụng để xác định từng cá nhân.
Các chuyên gia lý luận rằng, nếu các bức tượng chiến binh được mô phỏng từ những con người thực đôi tai của chúng phải có hình dạng khác nhau.
Bởi các bức tượng được xếp chặt sát với nhau trong hố chôn nên việc dùng máy quét để mô phỏng hình ảnh 3D đôi tai sẽ không gây lo ngại làm tổn hại đến bản gốc cổ xưa.
Sau khi làm việc với 30 hình mô phỏng, các chuyên gia đã phát hiện rằng không có đôi tai nào hoàn toàn giống nhau và sự khác biệt này giống như ở người thật. Chuyên gia khảo cổ học của UCL, ông Marcos Martinon-Torres đã phát biểu: “Từ những mô hình ban đầu này có thể cho thấy, đội quân đất nung dường như là các bức chân dung của những chiến binh có thực”.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành công việc trên nhiều mô hình tượng chiến binh cùng với các đặc điểm khuôn mặt hơn nữa để chắc chắn xác định đó là bản sao của từng cá nhân riêng biệt.
Nghiên cứu này dường như đã củng cố các phát hiện của nhà sử học Đức đã nghỉ hưu John Komlos, người đã phát hiện ra rằng chiều cao khác nhau của các chiến binh đất nung rất gần với chiều cao đo được từ đàn ông Trung Quốc trong thế kỷ 19. Lúc đó ông đã nói: "Kích thước của các bức tượng đất nung có thể đại diện cho tầm vóc cơ thể trên thực tế của bộ binh Trung Hoa cổ".
Tham khảo: Daily Mail