Phát hiện mới về thị giác

Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Johns Hopkins đã phát hiện vai trò quan trọng hơn của một dạng tế bào ở võng mạc là ipRGC - dạng tế bào quang thu không điển hình trong võng mạc - vốn giúp phát hiện sự tương phản giữa sáng và tối, được xem là yếu tố then chốt cấu tạo hình ảnh thị giác, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron.


Vai trò quan trọng hơn của tế bào ipRGC được phát hiện qua thí nghiệm trên chuột. (Ảnh: Cosmos Magazine)

Trong thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện thêm vai trò của ipRGC. Điểm then chốt của phát hiện mới là ipRGC biểu hiện melanopsin - dạng sắc tố nhạy sáng trải qua những thay đổi hóa học khi hấp thu ánh sáng.

Từ lâu, giới khoa học biết đến 2 dạng tế bào quang thu hình thanh và hình nón ở võng mạc, kích hoạt theo môi trường ánh sáng khác khau để điều khiển thị giác. ipRGC, hay tế bào hạch võng mạc nhạy sáng bên trong, mới được phát hiện trong thập niên vừa qua.

Tuy nhiên, lúc đó người ta cho rằng ipRGC chủ yếu cần thiết để phát hiện ánh sáng mà không phụ thuộc vào chức năng hình ảnh.

Lần này, thí nghiệm cho thấy chuột nhận ra sự tương phản về hình ảnh trong mớ hỗn độn có hình chữ Y do chuột phát hiện được những bờ rìa của cảnh quan khi chạy trốn. Chuột có gene melanopsin nhạy với sự tương phản đó hơn chuột thiếu gien melanopsin. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, ipRGC và melanopsin liên quan đến chức năng hình ảnh và phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh mắt.

Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video