Phát hiện mới về vụ nổ thiên thạch tại Nga

Sự kiện tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời Nga đã phát ra sóng xung kích mạnh đến nỗi nó “chu du” Trái đất đến hai vòng trước khi tiêu tán hoàn toàn.

Để rút ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (Pháp) đã sử dụng một hệ thống cảm biến được thiết lập với mục tiêu phát hiện ngay chứng cứ của bất kỳ cuộc thử nghiệm hạt nhân trên bề mặt Trái đất.


Sự kiện nổ thiên thạch tại Chelyabinsk - (Ảnh: The Siberian Times)

Cụ thể, các chuyên gia đã nghiên cứu dữ liệu được truyền về Hệ thống Theo dõi Quốc tế thuộc quyền quản lý của Tổ chức Hiệp ước Chống thử Hạt nhân Tổng quát (CTBTO).

Dựa trên dữ liệu thu thập được, họ đã liệt vụ nổ trên là sự kiện chấn động mạnh nhất từng được hệ thống này ghi nhận, theo báo cáo trên chuyên san Geophysical Research Letters.

Các trạm theo dõi đã lùng sục sóng âm tần số siêu thấp, gọi là hạ âm, thường xuất phát từ những vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có thể phát hiện những cú nổ lớn hơn từ các nguồn khác, như sự kiện Chelyabinsk.

Theo ủy ban của Pháp, vụ nổ đã tống ra năng lượng tương đương 460 kiloton TNT.

Được biết, hơn 1.000 người đã bị thương khi một thiên thạch bề ngang 17m, nặng 10.000 tấn đâm vào bầu khí quyển và nổ tung trên bầu trời Chelyabinsk.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video