Phát hiện mùn cưa, phôi gỗ, vỏ bào… có thể giúp kết dính bê tông chắc hơn

Phương pháp ứng dụng phế liệu gỗ như mùn cưa, phôi gỗ… vào trong xây dựng, cụ thể làm bê tông chắc và chống thấm tốt hơn được kỳ vọng là bước đi mới giúp hạn chế lượng phát thải CO2, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển thành công phương pháp tái chế phế liệu gỗ (vỏ bào, phôi gỗ, gỗ vụn) vô cùng hiệu quả bằng cách kết hợp chúng với hỗn hợp xi măng, vữa.

Khá bất ngờ khi phương pháp kết hợp này vô tình giúp vật liệu kết dính tốt và bền chắc hơn, đặc biệt cũng chống thấm nước tốt hơn.


Nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học quốc gia Singapore.

Trong suốt hơn một năm qua, các nhà máy gỗ ở Singapore đã tạo ra hơn nửa triệu tấn phế liệu gỗ, chủ yếu là mùn cưa. Đa số phế liệu gỗ thường được tái chế bằng cách phân hủy thành than sinh học, một loại than xốp làm từ vật liệu hữu cơ.

Về mặt nào đó, than sinh học có thể đem lại lợi ích về môi trường. Trong khi hầu hết nhiên liệu sinh khối tiêu thụ trong vòng 10 - 20 năm qua đều phát thải CO2 vào bầu khí quyền thì than sinh học lại là một vật liệu ổn định đáng kinh ngạc. Thậm chí, chúng có thể giữ CO2 lâu hơn tới hàng ngàn năm.


Đa số phế liệu gỗ thường được tái chế bằng cách phân hủy thành than sinh học.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy, việc gia tăng sản xuất than sinh học trên toàn cầu có thể giúp bù đắp cho khoảng 10% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Do khả năng hấp thụ và giữ nước tốt nên than sinh học còn được biết đến là một chất làm màu mỡ cho đất rất tuyệt vời.

Đã có nhiều nghiên cứu tìm cách thương mại hóa than sinh học nhưng thật bất ngờ khi loại nhiên liệu còn có một tác dụng khác ấn tượng hơn không kém.

Trong nghiên cứu của NUS, các nhà khoa học đã tìm thấy một tác dụng khác của than sinh học trong xây dựng. Cụ thể chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ than sinh học vào hỗn hợp xi măng hoặc vữa có thể giúp tăng độ kết dính vật liệu lên tới 20%, đồng thời, loại nhiên liệu này cũng chống thấm nước tốt hơn 50%.


Khoảng 50kg phế liệu gỗ có thể sử dụng được cho mỗi tấn bê tông.

Kua Harn Wei, một nhà nghiên cứu tại NUS giải thích: “Khoảng 50kg phế liệu gỗ có thể sử dụng được cho mỗi tấn bê tông. Chúng tôi thường yêu cầu khoảng 0,5m2 khối bê tông cho mỗi m2 sàn xây dựng tại Singapore. Điều này cũng có nghĩa, một căn hộ bốn phòng với diện tích sàn 100m2 có thể tốn khoảng 6 tấn phế thải gỗ”.

Ngoài việc cải thiện độ bền và khả năng chống thấm của bê tông, việc ứng dụng phế liệu gỗ trong xây dựng còn được kỳ vọng giúp giảm lượng phát thải CO2. Bởi lẽ, phế liệu gỗ như mùn cưa đa phần sẽ bị đốt hoặc chôn lấp gây ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, phương pháp mới cho phép “khóa” lại phần lớn CO2 đáng lẽ ra đã thải vào bầu khí quyển trong quá trình đốt cháy.

Cập nhật: 19/04/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video