Phát hiện ngôi mộ cổ 1.400 năm có giường đá cẩm thạch trắng

Bên trong ngôi mộ cổ, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy có chiếc giường đá bằng cẩm thạch trắng, trang trí theo phong cách Phật giáo.

Vào những ngày cuối tháng 12/2020, nhóm khảo cổ đã phát hiện thấy một ngôi mộ có từ thời nhà Tùy (581-618) ở Anyang, tỉnh Hà Nam, miền trung của Trung Quốc. Như vậy, ngôi mộ có niên đại khoảng 1.400 năm.


Cận cảnh chiếc giường bằng đá cẩm thạch trong ngôi mộ cổ 1.400 năm.

Đáng ngạc nhiên hơn, bên trong mộ còn chứa một chiếc giường bằng đá cẩm thạch trắng, được trang trí theo phong cách Phật giáo và Hỏa giáo (một tôn giáo của đế quốc Ba Tư cổ đại, đồng thời là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại).

Ngôi mộ được xây bằng gạch kiên cố. Nhưng chiếc giường bằng đá bên trong được chú ý hơn cả. Xung quanh giường được chạm khắc hình ảnh về đời sống thường ngày của chủ ngôi mộ, cùng những câu chuyện tôn giáo. Tất cả được làm rất công phu, tỷ mỷ.


Cận cảnh hoa văn họa tiết trang trí xung quanh chiếc giường đá.

Ngoài ra, hình tượng tôn giáo được mô tả tại mỗi đầu giường theo phong cách Hỏa giáo. Bên cạnh đó, một số hình chạm khắc còn mô phỏng hoa sen theo phong cách Phật giáo.


Món cổ vật đang trong quá trình khôi phục.

Theo ông Jiao Peng, giám đốc bộ phận khai quật thuộc viện nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ của thành phố, thông qua chiếc giường, nhóm khảo cổ thu thập được nhiều thông tin tư liệu cho việc nghiên cứu kỹ thuật chạm khắc trong triều đại nhà Tùy.

Đồng thời, món cổ vật này còn đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu sự phát triển, sự tiến hóa hình dạng và cách sử dụng thứ bậc của giường đá trong các lăng mộ ở Trung Quốc.


Nhiều món đồ tạo tác bằng đồ đá, đồ đồng được tìm thấy trong mộ.

Bên cạnh món cổ vật có giá trị này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hơn 120 đồ tạo tác bằng đồ đá, đồ đất các loại.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, chủ nhân mộ cổ là một người đàn ông có tên Qu Qing nằm trên giường cùng vợ. Gia đình Qu vốn sống ở khu Lũng Tây thuộc tỉnh Cam Túc.

Đây là một phần quan trọng của tuyến đường "Con đường tơ lụa cổ đại" xưa kia. Do đó, họ nhận ảnh hưởng sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, từ châu Âu, phương Tây và khu vực Trung Á.

"Hoa văn chạm khắc trên giường có cả hình ảnh Phật giáo và Hỏa giáo là bằng chứng về sự giao lưu giữa các nền văn minh phương đông với phương tây. Qua đó, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sự hòa trộn giữa các sắc tộc và tôn giáo", ông Kong Deming, người đứng đầu viện nghiên cứu khẳng định.

Cập nhật: 09/01/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video