Phát hiện ngôi sao "ăn thịt" bạn đồng hành

Ánh sáng bùng phát khi ngôi sao lùn trắng hút vật chất từ sao lùn nâu ở gần nó được kính viễn vọng Không gian Kepler ghi lại.

Các nhà thiên văn học phát hiện đợt phát sáng bất thình lình của một "ngôi sao ma cà rồng" dựa trên dữ liệu do Kính viễn vọng Không gian Kepler thu thập. Đây là một trong những loại tân tinh hiếm gặp nhất, không dữ dội như vụ nổ siêu tân tinh nhưng vẫn giúp giới nghiên cứu hiểu thêm về hành vi sao. Sự kiện tân tinh xảy ra khi sao lùn trắng và một ngôi sao khác quay quanh quỹ đạo rất gần nhau. Mật độ của sao lùn trắng khiến lực hấp dẫn của nó đủ mạnh để hút vật chất từ ngôi sao còn lại.


Sao lùn nâu trở thành nguồn cung cấp vật chất nuôi sao lùn trắng. (Ảnh: IFL Science).

Tiến sĩ Ryan Ridden-Harper ở Đại học Quốc gia Australia chia sẻ phát hiện của ông là một tân tinh khác thường có tên tân tinh lùn WZ Sge. Sao lùn trắng không hút vật chất từ ngôi sao bình thường mà từ sao lùn nâu, vật thể nằm ở lớp giữa hành tinh lớn và sao. Sao lùn nâu quá nhỏ để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch.

Sao lùn nâu có thể nhỏ bé so với sao bình thường, nhưng nguồn hydro của chúng dồi dào không kém ngôi sao nào. Khi đĩa bồi tụ hình thành từ vật chất hút bởi sao lùn trắng đủ đặc, phản ứng nhiệt hạch phát sinh tạo ra chớp sáng cực mạnh. Đài quan sát Nam châu Âu gọi những ngôi sao lùn trắng hồi sinh từ cõi chết sau khi "ăn bạn đồng hành"sao ma cà rồng.

Nhiệm vụ của kính Kepler là tìm kiếm sao giảm sáng khi các hành tinh đi qua bề mặt của chúng, nhưng với khả năng theo dõi độ sáng với sự chính xác vượt xa kính viễn vọng trên mặt đất, Kepler cũng giúp giới nghiên cứu quan sát những ngôi sao gần đó. Nhiều nhà nghiên cứu tạo thuật toán để lọc thông tin về độ tăng sáng của ngôi sao trong vùng quan sát của Kepler nhưng Ridden-Harper lại tập trung vào các sự kiện sao bùng sáng bất chợt.

"Dữ liệu từ Kepler hé lộ chu kỳ 30 ngày, trong đó tân tinh lùn nhanh chóng sáng gấp 1.600 lần rồi tối đi rất nhanh và dần dần trở lại độ sáng thông thường. Đĩa bồi tụ đạt nhiệt độ lên tới 11.700 độ C ở đỉnh của đợt bùng phát", Ridden-Harper cho biết. Ngôi sao đồng hành quá mờ nhạt để quan sát, nhưng trong báo cáo đăng trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, Ridden-Harper tính toán khối lượng của nó từ chu kỳ quỹ đạo của sao lùn trắng cùng hệ. Kết quả giúp xác nhận đó là sao lùn nâu.

Cập nhật: 31/01/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video