Phát hiện ngựa vằn bạch tạng hiếm thấy ở châu Phi

Nhân viên bảo vệ vườn quốc gia tại Tanzania tình cờ phát hiện ra một cá thể ngựa vằn bạch tạng hiếm thấy.

Được coi là khoảnh khắc kỳ diệu khi nhân viên bảo vệ phát hiện một con ngựa vằn bạch tạng cực kỳ quý hiếm đi lang thang trong Vườn quốc gia Serengeti ở Tanzania.


Con ngựa vằn bạch tạng khoảng 8 tháng tuổi.

Nhân viên bảo vệ tại vườn quốc gia tình cờ nhìn thấy ngựa vằn bạch tạng trong lần đi kiểm tra hàng ngày. Anh nhìn thấy ngựa vằn ở phía đông vườn quốc gia cùng với đàn và đặt tên cho nó là Ndasiata.

Cơ thể ngựa vằn gần như màu trắng, chỉ có một vài đường đen mờ trên cổ, đầu và thân. Con ngựa vằn bạch tạng khoảng 8 tháng tuổi.

Video nhân viên bảo vệ chia sẻ trên mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

Theo một nghiên cứu, sọc đen trăng trên lưng ngựa vằn giúp chúng tránh được ruồi cắn. Do vậy, nếu không có màu sọc đen, trắng này, ngựa vằn bạch tạng dễ bị tổn thương khi sinh sống trong môi trường tự nhiên.


Ngựa vằn bạch tạng nổi bật giữa đàn ngựa

Hầu hết tất cả các loài động vật đều có thể bị bệnh bạch tạng, đây là một khiếm khuyết di truyền hiếm gặp.

Tình trạng xảy ra khi một con vật thừa hưởng một hoặc nhiều gene đột biến từ cả bố và mẹ làm rối loạn quá trình sản xuất melanin của cơ thể chúng. Đây là sắc tố quyết định màu da, màu lông và màu mắt.

Động vật bạch tạng sẽ có mắt hơi hồng, thị lực kém khiến chúng gặp bất lợi khi săn mồi và tránh nguy hiểm.

Cập nhật: 11/03/2022 Theo infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video