Theo nghiên cứu mới, một loại nấm độc đã tàn phá các quần thể lưỡng cư trên khắp thế giới có khả năng có nguồn gốc từ Đông Á.
Một nghiên cứu trên tạp chí Science ủng hộ ý kiến cho rằng ngành buôn bán thú cưng đã giúp làm lây lan các dòng sát thủ của nấm chytrid trên khắp thế giới.
Loại nấm này là nguyên nhân chính dẫn đến việc việc suy giảm đáng kể ở ếch, cóc, sa giông và kì giông.
Vẫn chưa có biện pháp nào kiểm soát hiệu quả bệnh dịch này.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh nhu cầu cần thắt chặt an toàn sinh học dọc biên giới quốc gia, bao gồm một lệnh cấm về buôn bán các loài lưỡng cư làm thú cưng.
Theo đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Simon O’Hanlon đến từ Trường Quốc học Lon Don, nấm chytrid, còn có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis, hoặc Bd, lần đầu tiên được xác nhận là một vấn đề khó giải quyết vào những năm 1990.
Ếch ương Mỹ ít nhiều miễn dịch với nấm chytrid, nhưng nó giúp truyền bệnh tới các loài lưỡng cư dễ mắc bệnh khác - (Ảnh từ Dirk S).
Ông lý giải: “Đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn chưa thể xác định chính xác nó đến từ đâu. Trong nghiên cứu, chúng tôi giải quyết vấn đề này và chỉ ra rằng có thể lần ngược dấu vết sự tàn phá do dòng giống này gây ra trở lại Đông Á”.
Bd gây ra một loại bệnh gọi là chytridiomycosis, tấn công da động vật, can thiệp tới khả năng điều hòa mức độ nước và các chất điện phân (muối và khoáng chất cần thiết cho các chức năng sinh học quan trọng) của những loài này. Điều này có thể dẫn tới suy tim.
Vài loài bị ảnh hưởng nhiều hơn các loài khác: trong khi loài ếch ưỡng Mỹ (tên khoa học là Rana catesbeiana) có vẻ như miễn dịch khá tốt, các loài lưỡng cư khác lại có tỉ lệ tử vong gần 100%.
Trước đây, nếu một động vật lưỡng cư chết và bị nhiễm bệnh thường không phải do nấm gây ra. Các loài động vật lưỡng cư có thể cùng tồn tại với mầm bệnh mà không phát triển thành bệnh. Tuy nhiên đối với loài nấm này lại có khả năng dẫn đến cái chết, chúng gây nên các biểu hiện như sụt cân, da bong tróc nhiều và nhiễm trùng rất cao.
Theo Becker, giáo sư thỉnh giảng thuộc Chương trình Sinh thái học UNICAMP cho biết, việc tăng tốc biến đổi khí hậu toàn cầu trong những thập kỷ tới sẽ làm tăng tần suất của loại bệnh này, với các tác nhân gây bệnh có thể trở nên độc hại hơn như các giống lai xuất hiện. Ông nói: "Thiếu độ ẩm của đất trong khu rừng nơi chúng sinh sống có thể đã khiến những con vật này tìm kiếm nguồn nước trong các dòng suối và bị nhiễm nấm thủy sinh nhiều hơn bình thường".
Đội nghiên cứu đã thu thập các mẫu nấm từ trên khắp thế giới và sắp xếp các bộ gene của những mẫu này. Họ đã kết hợp những thông tin này với dữ liệu từ các nghiên cứu về bộ gene Bd trước đó, hình thành một bộ 234 mẫu vật.
Điểm bắt đầu
Các thành viên của đội nghiên cứu sau đó đã quan sát mối quan hệ giữa các hình thức nấm khác nhau. Họ đã xác định bốn dòng gene chính, trong đó có ba dòng gene có vẻ đã được phân bố toàn cầu.
Nhưng loại thứ tư bị hạn chế trong bán đảo Hàn Quốc.
Hình thức của dòng nấm Hàn Quốc này có vẻ quen thuộc với khu vực này và cho thấy nhiều điểm trùng lặp di truyền với quần thể chung của nấm chytrid hơn bất kì dòng nào khác. Được đặt tên là BdASIA-1, nó giống tổ tiên của các loại Bd hiện tại khác nhất.
Nấm chytrid có ảnh hưởng nặng nề tới loài ếch Corroboree cực kì nguy cấp, loài địa phương ở Nam Tablelands của Australia.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bộ gene để ước tính thời điểm dòng nấm sát thủ tách ra khỏi tổ tiên chung gần đây nhất của nó.
Thay vì có niên đại từ hàng nghìn năm trước, như được dự đoán trước đó, loại bệnh này có vẻ đã xuất hiện vào đầu thế kỉ 20, trùng hợp với việc buôn bán các loài lưỡng cư.
Đồng tác giả Giáo sư Matthew Fisher, cũng đến từ Trường Quốc học Luân Đôn, cho hay: “Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ chỉ ra Đông Á là điểm xuất phát của nguồn bệnh nấm chết người này, mà còn tiết lộ sự khởi đầu của sự đa dạng nấm chytrid ở châu Á. Do vậy, cho đến khi việc buôn bán các loài lưỡng cư bị bệnh chấm dứt, chúng ta sẽ tiếp tục liều lĩnh đặt sự đa dạng sinh học lưỡng cư toàn cầu không thể thay thế được vào mức độ nguy hiểm”.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science đầu năm nay đã chỉ ra rằng vài loài ếch có lẽ đã phát triển khả năng kháng bệnh. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng còn quá sớm để ăn mừng bất kì dấu hiện phục hồi nào.