Phát hiện nguyên nhân khiến dân số châu Âu giảm mạnh vào thời Đồ Đá

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 108 bộ hài cốt trong một mộ đá được xây dựng bằng những tảng đá khổng lồ, trong đó 17% số bộ hài cốt cho thấy người chết mắc bệnh dịch hạch.

Khoảng 5.000 năm trước, dân số tại Bắc Âu giảm mạnh, tàn phá các cộng đồng nông dân thời đại đồ đá trên khắp khu vực. Nguyên nhân dẫn tới điều này, được gọi là sự suy tàn thời kỳ đồ đá mới, vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.


Bệnh dịch hạch có thể khiến thời đại Đồ Đá mới suy tàn. (Ảnh minh họa: CNN).

Nghiên cứu mới dựa trên ADN thu được từ răng và xương người khai quật từ ngôi mộ cổ ở khu vực Scandinavia, gồm 7 mẫu tại khu vực Falbygden ở Thụy Điển, 1 mẫu tại vùng ven biển Thụy Điển gần thành phố Gothenburg và 1 mẫu tại Đan Mạch.

Kết quả cho thấy bệnh dịch, cụ thể là bệnh dịch hạch, có thể khiến thời đại Đồ Đá mới suy tàn.

Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu 108 bộ hài cốt trong một mộ đá được xây dựng bằng những tảng đá khổng lồ, trong đó 17% số bộ hài cốt cho thấy người chết mắc bệnh dịch hạch.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã có thể lập phả hệ của 38 người tại Falbygden qua 6 thế hệ sống kéo dài khoảng 120 năm, trong đó 12 người (tức 32%) mắc bệnh dịch hạch. Kết quả nghiên cứu bộ gene chỉ ra rằng cộng đồng của họ đã trải qua 3 đợt bùng phát dịch hạch.

Các nhà nghiên cứu đã tái tạo bộ gene đầy đủ của các chủng khác nhau của vi khuẩn Yersinia pestis gây ra những đợt bùng phát bệnh này. Kết quả cho thấy chủng gần đây nhất khả năng có độc lực cao hơn những chủng khác và các đặc tính được xác định chỉ ra rằng bệnh có thể lây từ người sang người và gây ra dịch bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu, chủng vi khuẩn gây dịch hạch thời đại đồ đá mới là “tổ tiên” của tất cả những chủng gây ra bệnh này sau đó. Một chủng gây ra đại dịch hạch Justinian vào thế kỷ 6 sau Công nguyên và “Cái chết đen” vào thế kỷ XIV càn quét khắp châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông.

Các nhà khoa học nhấn mạnh, sự lây lan rộng của dịch hạch chứng tỏ đại dịch này là yếu tố quan trọng khiến thời kỳ đồ đá mới suy tàn tại khu vực này.

Điều này có vẻ hợp lý khi nhiều khu vực khác của châu Âu chứng kiến sự suy tàn cũng bị ảnh hưởng phần nào bởi dịch hạch. Các nhà nghiên cứu cũng có những bằng chứng về dịch hạch tại các khu mộ đá khác ở Bắc Âu.

Dân số sụt giảm trong thời đại đồ đá mới tại Bắc Âu xảy ra từ khoảng năm 3300 trước Công nguyên đến năm 2900 trước Công nguyên.

Dân số của khu vực Scandinavia và Tây Bắc châu Âu cuối cùng biến mất hoàn toàn, sau đó được thay thế bằng Yamnaya di cư từ vùng thảo nguyên bao trùm nhiều khu vực của Ukraine ngày nay. Họ là những tổ tiên của người Bắc Âu hiện đại.

Đến nay, nhiều kịch bản đã đưa ra để giải thích cho sự suy tàn của thời đại đồ đá mới như chiến tranh, nạn đói, bệnh tật (trong đó có dịch hạch).

Tuy nhiên, trước đây chỉ có một bộ gene mẫu bệnh dịch hạch được xác định và không rõ liệu bệnh này có thể lây lan ở một quần thể người hay không.

Nghiên cứu trên vừa được công bố trên tạp chí Nature.

Cập nhật: 13/07/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video