Phát hiện nhiều loài động, thực vật mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài bướm mắt rắn mới ở nhiều nơi tại Việt Nam. Ngoài ra, một loài tai voi mới cũng được phát hiện trên dãy núi đá vôi của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng các nhà côn trùng học Nhật Bản và Trung Quốc vừa mô tả một loài bướm mới cho khoa học.

Loài mới có tên khoa học là Ypthima thao Monastyrskii & Lang, 2022, được đặt theo tên của vợ TS Monastyrskii Alexander, tác giả đầu của bài báo.

Loài mới thuộc họ bướm Giáp Nymphalidae, được tìm thấy ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc.


Loài bướm mắt rắn vừa được phát hiện tại một số khu vực ở Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

Cụ thể, mẫu được thu ở huyện Đồng Văn, Hà Giang; Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế; Xã Đắk Trăm, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Mẫu vật cũng thu được ở Trung Quốc, khu vực gần biên giới Việt Nam.

Các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng Đại học Nông Lâm Bắc Giang; Đại học Hạ Long, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc mới đây cũng phát hiện và mô tả một loài tai voi mới.

Loài mới được đặt tên Oreocharis phuongii, có cuống cụm hoa dài tới 22cm, lá bắc 2, hoa màu vàng có tràng hoa hợp dạng ống, nhị 4, quả nang dài đến 6cm.


Loài tai voi mới được phát hiện tại vùng núi đá vôi Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Loài tai voi mới được phân biệt với các loài cùng họ nhờ một số đặc điểm hình thái của lá (hình dạng, gốc lá, đầu và mép lá), kích thước của ống đài, lớp lông ống tràng, và bề mặt bên trong của 3 thùy tràng phía dưới.

Loài mới được phát hiện trên dãy núi đá vôi của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành PhytoKeys 193: 45-53.

Các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam kết hợp với các cộng sự mới đây cũng phát hiện một loài dương xỉ mới, ghi nhận tại xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh.

Việc phát hiện thêm nhiều loài động, thực vật mới đã góp phần khẳng định sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Cập nhật: 04/05/2023 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video