Phát hiện nhiều sinh vật mới ở vùng biển Indonesia

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ hiện đại để khám phá vùng biển ngoài khơi Indonexia. Kết quả thật bất ngờ và ấn tượng khi họ chụp được những hình ảnh đầy màu sắc và đa dạng của những sinh vật mới phát hiện, trong đó có nhiều loài huệ biển mới thật quyến rũ.

Theo CTV (Canada), các nhà nghiên cứu phát hiện ít nhất 50 loài động thực vật mới trong chuyến thám hiểm kéo dài 3 tuần, kết thúc vào ngày 14/8/2010 trong phạm vi gần 54.000 km2 ở vùng biển phía bắc Indonesia.

Độc đáo loài bạch tuộc màu tím mới phát hiện.

Họ chụp được hơn 100.000 bức ảnh và ghi hình hơn 100 giờ sự sống dưới đáy biển Indonexia, tại các độ sâu khác nhau từ 240 m đến trên 1.600 m nhờ sử dụng một thiết bị lặn biển có trang bị camera độ phân giải cao được điều khiển từ xa.

Giáo sư Verena Tunnicliffe, công tác tại Đại học Victoria (Canada) cho biết những hình ảnh cung cấp sự nhìn khác lạ về một trong những hệ sinh thái biển phức tạp và ít được biết đến trên trái đất.

“Các loài huệ biển (động vật da gai) từng phát triển nhiều tại các đại dương, bao gồm các vùng biển nông và sâu, nhưng bây giờ chúng rất hiếm. Tôi chỉ nhìn thấy một vài loài trong sự nghiệp nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khi tham gia cuộc thám hiểm này, tôi thật sự kinh ngạc khi nhận thấy chúng thật đa dạng”, bà Tunnicliffe nói trong một thông cáo báo chí.

Tương tự, trước  đây bà Tunnicliffe cũng đã nhìn thấy các loài nhện biển nhưng chúng thì bé xíu chỉ dài khoảng 2,5 cm nhưng những con nhện biển tại vùng biển Indonexia thì khổng lồ, đạt chiều dài chừng 20 cm hoặc hơn thế nữa.

Một trong những loài động vật kỳ lạ trông như một bông hoa - mà các nhà khoa học đã quay phim được - được trang bị những gai nhọn màu hồng phủ lớp chất dính có thể bắt được con mồi khi nó vô tình bơi ngang qua, họ nghĩ đó là một loài bọt biển ăn thịt. Ngoài ra, họ còn quan sát được loài cá có màu hoa oải hương có thể di chuyển bằng cách “bước đi” trên đáy biển.

“Tôi nhận thấy có ít nhất 40 loài san hô biển sâu mới và ít nhất 50 loài động thực vật mới bao gồm tôm, cua, bọt biển, trai, động vật chân tơ, hải quỳ và hải sâm được phát hiện trong chuyến thám hiểm này”, bà Tunnicliffe nói.

Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và mô tả khoa học các loài mới phát hiện tại vùng biển Indonexia trong những năm tiếp theo.

Dưới đây là những sinh vật biển độc đáo mới được phát hiện:

Loài huệ biển với những “cánh tay” màu đỏ rực tại độ sâu 516 m.

 Sao biển giòn khổng lồ tại độ sâu 555 m.

 Loài cá mới “biết đi” dưới đáy biển.

Một loài huệ biển khác tuyệt đẹp.

Một loài cua sống tại độ sâu 516 m.

 Quang cảnh sự sống của ốc mượn hồn, hải quỳ và san hô mềm dưới đáy biển Indonesia.

Cận cảnh loài san hô Paragorgia arborea tại độ sâu 1.588 m.

Hải quỳ có những “cánh tay” màu trắng có tác dụng bắt mồi.

San hô đen và tôm ở độ sâu 616 m.

Loài huệ biển tím quyến rũ ở độ sâu 714 m.

Nhím biển ở độ sâu 1.951m.

Một loài cá mới ở độ sâu 2.099 m chưa từng được biết đến.

Loài cá Bathypterois grallator có chất độc tại độ sâu 2.100 m.

Một loài hải sâm tại độ sâu 3.205 m.

Một loài tôm khác mới được khám phá.

Ảnh: oceanexplorer.noaa.gov

Theo ctv.ca, Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video