Phát hiện những mạch phun trên sao Hỏa

Hình ảnh từ một chiếc camera đang bay trên quỹ đạo sao Hoả đã tiết lộ những luồng CO2 phun với tốc độ 100 dặm mỗi giờ xuyên qua lớp băng ở cực nam của hành tinh. Các mạch này làm tung cát và bụi lên cao hàng chục mét.


(Ảnh: bbsnews)

Chiếc camera, hay hệ thống chụp ảnh toả nhiệt, được đặt trên tàu thăm dò Mars Odyssey.

Khi phun, các mạch tạo ra những điểm tối sẫm, những hình thù giống như quạt hoặc con nhện trên cái mũ băng này.

Các nhà khoa học cho biết các mạch này phun trào khi ánh mặt trời sưởi ấm lớp băng, biến CO2 đóng rắn dưới lòng đất thành khí ở áp suất cao.

"Nếu bạn có mặt ở đó, bạn sẽ đứng trên một tấm băng CO2", tiến sĩ Phil Christensen nói. "Và xung quanh bạn, những luồng khí CO2 vọt lên, thổi cát và bụi đi xa hàng trăm mét trong không khí".

Tiến sĩ Christensen cho biết quá trình này "không giống với bất cứ thứ gì xảy ra trên mặt đất".

Nhóm của ông đã khám phá ra các luồng khí trên khi kiểm tra hơn 200 bức ảnh hồng ngoại và ảnh thường do camera gửi về.


(Ảnh: msn)

T. An

Theo Nature, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video