Loài cá mập mới được các nhà khoa học xác định có tên Galagadon Nordquistae.
Tên của loài cá mập mới được đặt có một phần tên nhằm vinh danh Karen Nordquist, tình nguyện viên đã khám phá ra những chiếc răng sau khi phải rây gần… 2 tấn bụi bẩn lẫn lộn.
"Khi bảo tàng nhận hoá thạch được cho là của loài khủng long bạo chúa, thay vì làm theo thủ tục điển hình là loại bỏ các lớp trầm tích bao quanh xương, Bill Simpson (người quản lý bộ sưu tập động vật có xương sống hóa thạch) đã quyết định giữ lại lớp trầm tích để chờ cộng tác viên đến hỗ trợ”, tác giả chính Terry Gates, giảng viên tại Đại học bang North Carolina cho biết.
Minh hoạ hình ảnh loài cá mập cổ đại mới được phát hiện.
Karen Nordquist nói thêm: “Chúng tôi đã tìm ra các răng hoá thạch sau khi xem xét cẩn thận từng mảnh trầm tích để lấy xương ra khỏi bụi bẩn. Đó là một quá trình mất khá nhiều thời gian”.
Kết quả là hơn hai chục chiếc răng hoá thạch cuối cùng đã được tìm thấy trong các lớp trầm tích còn sót lại.
"Đây thực sự là một điều rất tuyệt vời, bởi vì nếu bạn nghĩ về nó, khủng long bạo chúa đã chết trong một dòng sông, sau đó nó bị chôn vùi bởi cát và bùn theo dòng chảy.
Bên cạnh đó, bởi vì hóa thạch của Galagadon được tìm thấy ngay bên cạnh xương của con khủng long nên chúng tôi biết rằng khủng long bạo chúa và con cá mập mới này sống gần nhau. Dù vậy, không chắc là chúng có tương tác với nhau hay không”, Terry Gates khẳng định.
Dường như khoảng 67 triệu năm trước, con cá mập có răng hoá thạch này đang bận rộn kiếm ăn những con cá nhỏ và nghiền nát ốc biển.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng cá mập cổ đại có thể có khuôn mặt phẳng và có màu ngụy trang, giống với họ hàng hiện tại của nó.
"Điều khiến tôi thực sự thích thú khi tìm thấy một con cá mập loại này trong hệ sinh thái nước ngọt bởi nó là một ví dụ khác về một thế giới trong đó nhiều loài trong nhóm được gọi là cá mập thảm chiếm sông và suối trên khắp thế giới", Gates nói.
Nói về phát hiện bất ngờ, Gates nhấn mạnh rằng, Nordquist xứng đáng nhận được nhiều sự công nhận cho đóng góp của cô cho khám phá này, đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu đặt tên loài cá mập mới có gắn một phần tên của cô.