Phát hiện sao chổi thứ 1.000 thuộc nhóm Kreutz

Cuộc truy lùng sao chổi vẫn tiếp tục. Sao chổi mới nhất C/2006 P7 (SOHO) đã được phát hiện bởi một nhà thiên văn không chuyên người Ba Lan, Arkadiusz Kubczak.

Sao chổi mới nhất C/2006 P7 (SOHO) (Ảnh: elporvenir.com)

Cũng như 999 sao chổi trước, sao chổi này có một quỹ đạo dẫn đến rất gần Mặt Trời, với khoảng cách chưa đầy 0,01 đơn vị thiên văn (tức 1.500.000km). Những thiên thể này lướt qua ngôi sao của chúng ta được phân làm 6 nhóm, quan trọng nhất là nhóm Kreutz.

Theo các nhà thiên văn, tất cả các sao chổi này chỉ là những mảnh vụn từ sự vỡ ra từng mảnh của một sao chổi lớn mà Aristote đã quan sát vào năm 371 trước Công Nguyên. Do có kích thước nhỏ bé, những vật thể này không nhìn thấy được ở mắt thường từ Trái Đất. Một số đã bốc hơi hoặc lại bị vỡ nhỏ ra mỗi lần đến gần Mặt Trời.

Sao chổi thứ 1.000 này đã được nhận dạng nhờ những hình ảnh cung cấp từ vệ tinh SOHO. Được phóng đi vào năm 1995, vệ tinh này chuyên nghiên cứu gió và vành đai Mặt Trời. Các hình ảnh do SOHO chụp được gửi về Trái Đất, xử lý và công bố trên mạng vài giờ sau.

Trước số lượng dữ liệu cần xử lý, các nhà khoa học đã nhờ đến các nhà thiên văn không chuyên và những người này đã làm việc rất xuất sắc, vì trước khi SOHO được phóng đi, người ta ước tính chỉ có 30 sao chổi trong nhóm Kreutz. Đây là sao chổi thứ ba được phát hiện bởi Arkadiusz Kubczak.


Vị trí 2 sao chổi SOHO-1000 và sao chổi SOHO-999 (Ảnh: astro.cz)

T.Đ

Theo Sciences & Avenir, HTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video