Trong nghiên cứu mới, nhóm các nhà thiên văn học từ Trung tâm thiên văn học vật lý thiên văn Yale, Đại học Washington, Institut d'Astrophysique de Paris, và University College London dự đoán thiên hà Milky Way đang có nhiều lỗ đen lang thang.
Thông thường, một lỗ đen siêu lớn sẽ tồn tại ở cốt lõi của một thiên hà khổng lồ.
Nhưng đôi khi chúng có thể "lang thang" trong thiên hà chủ, quanh trung tâm ở các khu vực như vùng sao hình cầu bao quanh phần chính của thiên hà.
Các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng hiện tượng này thường xảy ra do sự sát nhập giữa Milky Way với các thiên hà khác.
Các đồng tác giả dự đoán rằng các thiên hà Milky Way lưu trữ một số lỗ đen siêu lớn.
Thiên hà nhỏ sẽ gia nhập với một thiên hà chính lớn hơn, khiến các lỗ đen chơi vơi trong một đường quỹ đạo mới.Trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Michael Tremmel và các đồng tác giả dự đoán rằng các thiên hà Milky Way lưu trữ một số lỗ đen siêu lớn.
Các nhà nghiên cứu sử dụng một mô phỏng vũ trụ tiên tiến mới, Romulus, để dự đoán động lực di chuyển của các lỗ đen siêu lớn trong các thiên hà có độ chính xác cao hơn các chương trình mô phỏng trước đó.
"Chúng tôi không chắc rằng bất kỳ lỗ đen siêu khổng lồ nào có thể lang thang và sẽ đến gần với Mặt trời của chúng ta để lại có bất kỳ tác động nào đến Hệ Mặt trời của chúng ta trong tương lai", Tiến sĩ Tremmel nói.
"Chúng tôi ước tính rằng các lỗ đen lang thang trong Milky Way có khả năng ảnh hưởng đến Hệ Mặt trời cứ 100 tỷ năm một lần hoặc lâu hơn, hoặc gần gấp 10 lần tuổi của vũ trụ".
"Vì các lỗ đen siêu lớn lang thang được dự đoán tồn tại xa các trung tâm thiên hà và bên ngoài thiên hà, chúng không thể tiết ra nhiều khí hơn - làm cho chúng rất dễ vô hình một cách bí ẩn", ông nói thêm.