navigation

Phát hiện thêm loài thằn lằn bay mới

(khoahoc.tv) - Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện các xương của gần 50 bò sát có cánh thuộc một loài mới, loài Caiuajara dobruskii, sống trong suốt kỷ Creta tại Nam Brazil, theo một nghiên cứu xuất bản trên truy cập mở của tạp chí PLOS ONE hôm 13/8/2014 bởi Paulo Manzig đến từ trường Đại học Universidade do Contestado, Brazil và các đồng nghiệp.


Thằn lằn bay Caiuajara dobruskii

Các tác giả đã phát hiện các đám xương trong một hố chôn xương thằn lằn bay trong đất đá thuộc kỷ Creta. Các xương này là của các cá thể bao gồm cả các con non và trưởng thành, sải cánh có chiều dài từ 0,65 tới 2,35m, cho phép các nhà khoa học phân tích các xương của chúng phù hợp với nhánh động vật phát triển từ một tổ tiên chung của chúng, bên cạnh đó còn xem các sinh vật này đã phát triển như thế nào khi nó trưởng thành.

Sau các phân tích cần thiết, các nhà khoa học đã xác định được các xương này là của một loài thằn lằn bay mới, loài Caiuajara dobruskii, là sự biết đến xa nhất về phía Nam của nhánh thằn lằn bay đặc biệt này.

Một số đặc điểm của loài Caiuajara dobruskii là khác hẳn so với tất cả các thành viên khác của nhánh động vật này, bao gồm một sự mở rộng xương lồi ra trong phần mở rộng trong hộp sọ ở phía trước các mắt, và các chỗ lõm tròn trên bề mặt ngoài của hàm.

Những con bò sát non hoặc già hơn khác nhau chủ yếu là về kích cỡ và góc của đỉnh xương trên đỉnh đầu của chúng. Đỉnh xương này xuất hiện thay đổi từ bé và dốc nghiêng ở những con non, trở thành to và dốc đứng ở những con trưởng thành.

Theo các tác giả của nghiên cứu, các phân tích xương cho thấy loài sinh vật này sống thành bầy đàn và có thể bay khi còn rất non.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)