Phát hiện "thiên hà ăn thịt" trong cụm sao Thiên Lô

Giữa cụm Thiên Lô nổi lên ba đốm sáng, đốm ở giữa là thiên hà cD - hay còn gọi là thiên hà ăn thịt vì nó phát triển bằng cách dùng lực hấp dẫn nuốt những thiên hà nhỏ hơn.


Bên trái hình là ba đốm sáng thẳng hàng, đốm ở giữa là "thiên hà ăn thịt", phát triển nhờ hấp dẫn và nuốt thiên hà nhỏ hơn. (Ảnh: ESO).

Theo CNN, hình ảnh này được công bố hôm 13/4, được kính viễn vọng VLT Survey ở đài quan sát Nam Âu (ESO) tại Chile chụp lại. Cụm thiên hà (cụm sao) chứa 100 - 1.000 thiên hà, cách nhau 5 - 30 triệu năm ánh sáng. Thiên hà có xu hướng tập trung thành nhóm lớn vì liên kết lực hấp dẫn.

Một nhóm các nhà thiên văn học ở Italy đã sử dụng dữ liệu ESO để tìm cây cầu sáng mờ nối hai thiên hà nằm trong cụm Thiên Lô, là NGC 1399 và một thiên hà nhỏ hơn có tên NGC 1387. Cây cầu sáng này chưa từng được phát hiện trước đó, cho thấy sao từ thiên hà nhỏ hơn bị hút về phía thiên hà lớn hơn, nghĩa là NGC 1399 đang ăn dần NGC 1387.

Các nhà thiên văn học tin rằng, hiện tượng thiên hà ăn thịt này đang xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta, nhưng con người không thể quan sát được bằng mắt thường, mà phải nhờ đến một kính thiên văn năng lượng cao.

Trong vũ trụ có rất nhiều cụm thiên hà kích thước đồ sộ, không rõ ranh giới. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học ước tính, trung tâm cụm Thiên Lô cách Trái Đất khoảng 65 triệu năm ánh sáng.

Cập nhật: 22/04/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video