Phát hiện tôm nòng nọc có nguồn gốc 200 triệu năm

Hóa thạch sống của tôm nòng nọc đuôi dài mới được phát hiện sau khi mưa lớn làm ngập nhiều khu vực ở phía bắc Trung Quốc.

Theo Telegraph, đây được coi là một hóa thạch sống của tôm nòng nọc đuôi dài. Loài sinh vật này đã tồn tại hơn 200 triệu năm. Hóa thạch sống có hình dáng cơ thể hầu như không thay đổi qua hàng triệu năm.


Ảnh chụp từ video

Hóa thạch sống là thuật ngữ dùng để chỉ những loài hoặc nhánh sinh vật còn tồn tại nhưng dường như giống các loài chỉ được biết đến từ hóa thạch, không có họ hàng với loài nào còn sinh tồn. Các sinh vật này vẫn tồn tại đến ngày nay, hình dáng của chúng hầu như không tiến hóa hơn so với cách đây hàng trăm triệu năm.

Hóa thạch tôm nòng nọc đuôi dài (Tadpole Shrimp) được phát hiện sau khi mưa ngập tạo ra nhiều vũng nước lớn. Theo người dân địa phương, các vũng nước này đủ lớn để sinh vật có thể sinh sôi.

Tôm nòng nọc đuôi dài thường sống ở dưới đáy của các vũng nước tạm thời và hồ nước nông. Chúng ăn sinh vật nhỏ trong nước.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video