Phát hiện từ tượng Hy Lạp dưới đáy biển giúp chống lại ‘ô nhiễm sinh học’

Vận động viên Hy Lạp này có vẻ hơi xanh xao ở phần cằm dưới. Nhưng nếu bạn biết rằng đây là phần đầu của một bức tượng đã ở dưới nước tới 2.000 năm, hẳn bạn sẽ công nhận nó vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Bức tượng Hy Lạp cổ đại nói trên được phát hiện ở vùng biển Croatia vào năm 1998 –sau khi lớp vỏ khoáng chất do động vật tạo nên bị gỡ bỏ.

Tượng đồng này được đổ khuôn tại Hy Lạp vào thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên. Hình ảnh trên tổng thể bức tượng là tư thế phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại: một vận động viên đang cạo bỏ bụi và mồ hôi trên cơ thể bằng một vật nhỏ và cong.

Mặt trước của bức tượng cao 1,9 m có phủ một lớp sinh vật khoáng hóa dày từ 3 tới 5 cm, lớp này gồm những động vật như trai, hàu, hay giun tròn với vỏ cứng do chúng tự tạo nên.

Dưới lớp vỏ sinh học, kim loại đã bị mài mòn mang đầy màu sắc xưa cũ.

(Ảnh: ©Vidoslav Barac (bộ sưu tập ảnh của Viện Bảo tồn Croatia))

“Màu sắc này liên quan tới sự hình thành các ôxit đồng xanh bám trên tượng, trong khi màu đỏ của phần môi vẫn giữ được nhờ một lớp kim loại thiếc nguyên chất,” Davorin Medakovic, cán bộ Viện nghiên cứu Rudjer Boskovic tại Zagreb, cho biết.

Các nhà khoa học Croatia đang lưu giữ bức tượng cho biết một bức tượng vỏ cứng như thế này sẽ góp phần làm sáng tỏ các sinh vật biển hấp thu kim loại và từ đó hình thành nên lớp vỏ khoáng của chúng như thế nào.

Ngay cả những sinh vật không có liên hệ trực tiếp với bề mặt của bức tượng cũng vẫn lấy được một phần nhỏ kim loại từ tượng, kết quả nghiên cứu công bố trên tờ Crystal Growth & Design trực tuyến, cho hay.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy “tác động to lớn của việc hấp thu kim loại đối với sự trao đổi chất trong cơ thể sinh vật, và khiến cơ thể chúng sinh ra các loại khoáng lạ trong lớp vỏ.”

Từ việc đều đặn hấp thu đồng và thiếc, các sinh vật trên bức tượng đã “tiêu hóa” những kim loại này thành lớp vỏ có tỉ lệ aragonit và canxit Magie bất thường, cùng một lượng nhỏ thạch anh và fenspat.

Biết được những kim loại nào làm rối loạn quá trình tiêu hóa của các loài sinh vật này có thể giúp các nhà nghiên cứu ứng dụng những kim loại nói trên thành chất chống “ô nhiễm sinh học” (biofouling), hiện tượng tích tụ hàu và các sinh vật tương tự phá hủy vỏ tàu.

G2V Star (Theo National Geographic)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video