Phát hiện vi khuẩn sống được trên sao Hỏa

Các nhà khoa học đã tìm thấy một loại vi khuẩn có thể sinh trưởng tại khu vực băng giá ở Canada, ở nhiệt độ lạnh như trên sao Hỏa.

Theo bản báo cáo được các nhà khoa học thuộc đại học McGill, Montreal, Pháp, loại vi khuẩn có tên Planococcus halocryophilus OR1 có thể sinh trưởng ở nhiệt độ -15 độ C, nhiệt độ lạnh nhất mà vi khuẩn có thể sống được từng ghi nhận.

Phát hiện này đã đem đến những gợi ý mới về những điều kiện tiên quyết cho một cuộc sống sinh học trên hành tinh khác, như trên Mặt trăng của sao Thổ hay trên sao Hỏa. Đây cũng là 2 hành tinh được cho là có tồn tại đại dương băng giá dưới bề mặt.

Vi khuẩn được phát hiện sau khi các nhà khoa học đã quét qua 200 vi khuẩn để tìm kiếm một tổ chức hữu cơ siêu nhỏ, có khả năng sống sót được trong những điều kiện khắc nghiệt của vùng băng vĩnh cửu.


Đảo Ellesmere, Canada, nơi phát hiện ra loại vi khuẩn có thể sống được trên sao Hỏa.

“Chúng tôi tin rằng những vi khuẩn này đã sống nhờ những mạch nước muối trong vùng băng vĩnh cửu trên đảo Ellesmere, Canada. Chính muối trong những đại dương băng giá này đã khiến nước không bị đóng băng trong nhiệt độ đông lạnh, tạo ra một môi trường có thể sinh sống được, dù rất khắc nghiệt cho các vi khuẩn”, nhà bác học Lyle Whyte cho biết.

Tuy không thật dễ dàng để tồn tại trong môi trường này, nhưng các tổ chức hữu cơ vẫn có thể sống sót được ở nhiệt độ -25 độ C trong điều kiện đông giá. Nguyên nhân là vi khuẩn loại này đã có sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của tế bào để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt.

Theo Kien Thuc, UPI
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video