Phát triển giải pháp nhận biết khu vực có bom mìn dựa vào cây cối

Sau chiến tranh, việc rà soát các bãi mìn còn sót lại là công việc hết sức nguy hiểm và hao tốn thời gian. Nhưng hoạt động này thời gian tới sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nhóm nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth (VCU - Mỹ) đang phát triển phương pháp nhận diện cây cối bị tổn hại do nhiễm hóa chất rò rỉ từ thuốc nổ, giúp xác định nhanh vùng đất có bom mìn.

Theo trang tin khoa học Live Science, hoạt động nghiên cứu được quân đội Mỹ tài trợ này bắt đầu cách đây vài năm với mục tiêu tìm kiếm giải pháp mới phát hiện chất nổ bị chôn vùi dưới lòng đất. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu với những cây không tươi tốt vì chúng có thể hấp thụ hóa chất từ ​​đất trong quá trình sinh trưởng. Họ nhận thấy cây cối mọc phía trên vùng đất bị rò rỉ thuốc nổ có các dấu hiệu nhiễm độc, như xuất hiện những đốm nâu trên lá hoặc có nhiều lá bị quéo. Các chuyên gia cho biết mặc dù chất nổ chỉ rò rỉ một lượng nhỏ nhưng theo thời gian, quá trình này sẽ dần dần tạo ra một nguồn chất độc chết người.


Một cành cây bị hư lá do phơi nhiễm với thành phần của thuốc nổ.

Nhằm mở rộng khả năng nhận diện khu vực có bom mìn trong đất ở phạm vi lớn hơn, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu bằng chứng về sự chết chóc của cây cối bị nhiễm thuốc nổ tại một bãi mìn ở Nam Carolina, nơi Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ đã chôn mìn giả để phục vụ một dự án nghiên cứu của họ. Bãi mìn được chia thành nhiều khu vực gồm khu vực đối chứng không có hóa chất, khu vực có chất nổ TNT, RDX và khu vực có các hóa chất hỗn hợp. Nhóm nghiên cứu phát hiện, khi trong đất có chứa hóa chất từ thuốc nổ thì những loại cây thân cỏ dễ chết hơn so với loài cây thân gỗ.

Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia VCU phân tích dữ liệu từ những cảm biến từ xa được gắn theo vệ tinh hoặc máy bay. Đây là những công cụ có thể giúp phát hiện tác động của thuốc nổ đối với hệ sinh thái thực vật trên diện rộng. Theo họ, những thay đổi tiêu cực của cây cối khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng sẽ xuất hiện dưới ống kính hồng ngoại và hình ảnh viễn thám siêu phổ. Những công nghệ này đã được sử dụng để giám sát hạn hán và bệnh dịch trên cây lương thực ở Mỹ.

Kết quả ban đầu cho thấy một số loài thực vật có khả năng giúp nhận biết bom mìn tồn tại trong lòng đất tốt hơn so với các loại cây khác, bởi chúng đặc biệt nhạy cảm với hóa chất. Ví dụ, các thí nghiệm cho thấy nhiều loài cỏ dại không bị tác động bởi các chất nổ TNT, RDX trong khi một loại cây du lại phản ứng với các hóa chất nói trên giống như khi nó bị phun thuốc diệt cỏ. Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm tạo ra danh mục về chỉ số phản ứng đặc trưng với chất nổ của thực vật nhằm dễ dàng đánh giá ảnh hưởng của đất bị nhiễm hóa chất từ bom mìn đối với cây cối. Kết hợp chỉ số trên với hệ thống cảm biến giá rẻ, nhóm nghiên cứu cho biết có thể phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động dùng cho các khu vực nghi còn sót bom mìn từ thời chiến.

Theo số liệu của Chiến dịch quốc tế cấm bom mìn (ICBL), bom mìn còn sót lại dưới mặt đất đã giết chết 3.268 người trong năm 2012, đáng chú ý trong đó có đến 47% là trẻ em. Hiện tại, ICBL cho biết có đến 60 quốc gia vẫn còn nhiều bãi mìn chưa tháo gỡ hoặc có nhiều vùng đất bị ô nhiễm nghi do bom mìn. Vì vậy, chuyên viên cao cấp của dự án Don Young tin tưởng kỹ thuật nhận biết có bom mìn dựa vào cây cối sẽ hữu ích cho những nơi chất nổ bị che lấp bởi các thảm thực vật và khó phát hiện bằng phương pháp truyền thống, chẳng hạn như ở Đông Âu, vùng cận sa mạc Sahara ở châu Phi và Đông Nam Á.

Tham khảo: Livescience

Theo Báo Cần Thơ, Live Science
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video