Đây mới là loài vật phát hiện chất nổ cực giỏi

Thay vì nhờ cậy vào con người hoặc chó để phát hiện bom, tại sao không "cử" đội quân côn trùng đi làm nhiệm vụ?

Trước đây, công việc phát hiện bom mìn thường do con người với máy móc hoặc chó nghiệp vụ đảm nhiệm, nhưng một nhà nghiên cứu tại Mỹ hiện đang phát triển công nghệ cho phép châu chấu – những con con côn trùng chuyên "tàn sát" mùa màng – có thể phát hiện chất nổ ở những nơi khó di chuyển tới nhất.


Châu chấu từ nỗi lo...

Người nghĩ ra dự án độc đáo này là nhà nghiên cứu Baranidharan Raman của trường Đại học Washington ở St Louis. Theo ông, dự án này sẽ kết hợp khả năng phát hiện một số mùi nhất định của côn trùng với một loại các thiết bị điện tử chuyên dụng, tạo ra một sinh vật "cyborg" có khả năng đánh hơi các loại chất nổ hoàn hảo.

Hệ thống này hoạt động bằng cách tích hợp một hình xăm nhiệt lên cánh của châu chấu, hình xăm này sẽ rung lên khi được kích thích bởi một nhiệt độ nhất định, từ đó các nhà khoa học có thể điều khiển được hướng bay của loài côn trùng này. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép họ thu thập mẫu vật hữu cơ từ không khí xung quanh.


...trở thành cứu tinh?

Khi đã bay đến vùng nghi ngờ có bom, hệ thần kinh của châu chấu sẽ phát ra tín hiệu đặc biệt, một máy tính nhỏ được gắn trên cơ thể của nó sẽ đọc tín hiệu này và giải mã thành tin nhắn "có" hoặc "không". Tin nhắn này sẽ được gửi về lại cho nhóm điều khiển, tại đây nếu tin nhắn là "có" thì một đèn LED màu đỏ sẽ sáng lên, còn nếu là "không" thì sẽ là màu xanh lá để chứng tỏ khu vực đó an toàn.

Để trả lời cho câu hỏi sao lại không dùng drone mà lại sử dụng sinh vật sống thì Raman cho biết ông đã quyết định tận dụng lợi thế của hệ thống khứu giác tự nhiên bên trong mũi của châu chấu, bởi vì không chỉ nó giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí mà còn có thể hoạt động tốt hơn cảm biến của máy móc nhiều.


Các nhà khoa học quyết định tận dụng lợi thế của hệ thống khứu giác tự nhiên bên trong mũi của châu chấu.

"Chỉ cần vài trăm mili giây là não của châu chấu đã có thể bắt đầu theo dõi một mùi lạ xuất hiện trong môi trường xung quanh nó", Raman nói với BBC.

"Ngay cả khi ta tạo ra một thiết bị siêu nhỏ có thể chứa rất nhiều bộ cảm biến thì nếu bạn nhìn vào râu của các loài côn trùng, đó chính là nơi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bộ cảm biến hóa học khác nhau".

Hiện tại, gánh nặng của việc dò bom đang được thực hiện bởi loài chó, bởi vì chúng là loài động vật có khả năng đánh hơi bật nhất trong thế giới động vật. Nhưng chúng cũng có những nhược điểm dễ thấy. Thứ nhất là cần rất nhiều thời gian để huấn luyện hoàn hảo một con chó nghiệp vụ, thứ hai, chó là loài động vật rất thân thiết với con người nên khi đưa chúng đi làm nhiệm vụ, ta cũng có phần lo lắng cho chúng, và cũng còn khá nhiều vấn đề về quyền động vật khó nói.


Châu chấu "cyborg" có thể giúp giảm rất nhiều thiệt hại về người và chó nghiệp vụ trong việc điều tra chất nổ.

Những con chấu chấu "cyborg" của Raman vẫn còn đang trong giai đoạn thí nghiệm, nhưng ông cho biết công nghệ này sẽ được sử dụng trong vòng 2 năm nữa. Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ cũng vừa tài trợ 750.000 USD cho dự án này.

Theo thống kê của Liện Hiệp Quốc vào năm 2008, những bãi mìn còn sót đã cướp đi sinh mạng của từ 15.000 đến 20.000 người mỗi năm, con số bị thương còn nhiều hơn nữa.

Nếu thành công, công nghệ này có tiềm năng thay đổi hoàn toàn cách mà các đội tháo dỡ bom mìn hoạt động. Thay vì nhờ cậy vào con người hoặc chó để phát hiện bom, tại sao không "cử" đội quân côn trùng đi làm nhiệm vụ?

Cập nhật: 08/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video