Phát triển thành công màn hình cảm ứng hiển thị chữ nổi cho người khiếm thị

Với loại màn hình đặc biệt này, người khiếm thị có thể sử dụng smartphone, tablet hoặc bất cứ thiết bị màn hình cảm ứng nào.

Một trong những điểm yếu của các nội dung đa phương tiện trên màn hình đó là không thể tiếp cận những người khiếm thị.

Người khiếm thị không thể đọc được những nội dung trên màn hình và không thể thấy những nút tương tác. Tuy nhiên, một màn hình cảm ứng đặc biệt, có thể nổi các nội dung lên màn hình dưới dạng chữ nổi sẽ giải quyết vấn đề này.

Màn hình được tạo ra bởi một nhóm nghiên cứu ở Đại học Michigan, Mỹ. Nó có khả năng tạo ra một bề mặt xúc giác, những chữ nổi trên màn hình để người mù có thể cảm nhận được và nhờ vậy hiểu được những nội dung trên màn hình.


Chữ nổi Braille sẽ mã hóa ký tự, từ và biểu tượng thành những dấu chấm để người mù đọc bằng cách sờ vào chúng.

Hệ thống chữ nổi cho người mù được phát triển vào thế kỷ 19 tại Pháp bởi nhà khoa học Louis Braille dựa trnee hệ thống ngôn ngữ dùng trong quân sự giúp người lính có thể đọc các thông điệp trong bóng tối. Chữ nổi Braille sẽ mã hóa ký tự, từ và biểu tượng thành những dấu chấm để người mù đọc bằng cách sờ vào chúng.

Hiện có một thiết bị hiển thị chữ nổi có thể chuyển văn bản trên màn hình máy tính thành chữ nổi tuy nhiên nó rất đắt tiền và chỉ có thể hiển thị một dòng chữ mỗi lần. Đây không phải là thiết bị lý tưởng cho những người khiếm thị khi họ muốn đọc sách hoặc báo. Nó cũng không thể hiển thị những thông tin như đồ thị, bảng hoặc biểu đồ.


Màn hình cảm ứng dành riêng cho người khiếm thị.

Do vậy Giáo sư Sile O'Modhrain, cùng với giáo sư Brent Gillespie và tiến sĩ Alexander Russomanno tại Đại học Michigan đã phát triển một hệ thống khí nén có thể hiển thị đầy đủ các loại chữ nổi trên màn hình cảm ứng. Thay vì sử dụng các chân pin, hệ thống này sử dụng hệ thống chất lỏng hoặc khí có thể bơm đầy hoặc rút khỏ những bong bóng siêu nhỏ trên màn hình để tạo ra các chữ nổi.

Nhóm các nhà nghiên cứu muốn đưa thiết bị ra thị trường trong vài năm tới nhằm giúp ích nhiều hơn cho những người khiếm thị.

Cập nhật: 20/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video