Phi hành gia càng bay xa vào không gian càng dễ chết vì bệnh tim

Nghiên cứu sâu đầu tiên về ảnh hưởng lâu dài của du hành không gian cho thấy 43% ca tử vong của phi hành gia là do vấn đề tim mạch.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports là nghiên cứu đầu tiên đào sâu vào những ảnh hưởng lâu dài của du hành xa trong không gian. Các nhà khoa học chỉ ra các tác động của bức xạ vũ trụ là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim cao hơn.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét 42 phi hành gia thuộc sứ mệnh Apollo và Gemini của NASA sau khi trở về Trái đất để đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong số 35 phi hành gia ở lại trong quỹ đạo thấp Trái đất khoảng 15 ngày, thì gần 1/10 người chết vì bệnh tim mạch. Nhưng khoảng 3/7 (43%) nhà du hành xa trong không gian vì nhiệm vụ Apollo tử vong do vấn đề tim mạch. Tỉ lệ này cao hơn khoảng 4-5 lần so với các phi hành gia chỉ đi vào quỹ đạo thấp của Trái đất trong thời gian tương đương và gần gấp đôi tỉ lệ tử vong bệnh tim mạch của công chúng nói chung.


Bức xạ vũ trụ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ cao gây tử vong vì bệnh tim ở các phi hành gia - (Ảnh: Reuters).

Điều này chỉ ra rằng mạo hiểm vượt ra ngoài từ trường bảo vệ của hành tinh, hệ thống tim mạch của một con người có thể bị tác động nghiêm trọng. Trong thực tế, các nhà khoa học cho rằng việc tiếp xúc với bức xạ cùng tình trạng không trọng lượng gây thay đổi cấu trúc của các mạch máu đã dẫn đến bệnh tim.

Trong một nghiên cứu đối chứng, các nhà khoa học đã cho một vài con chuột trong phòng thí nghiệm ở môi trường không trọng lượng và bức xạ và thấy rằng yếu tố thứ hai đã tăng mối đe dọa đến hệ thống tim mạch nhiều hơn so với bất kỳ yếu tố nào khác. Môi trường không trọng lượng dường như không gây ra bất kỳ tác hại lâu dài nào đến sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu được đánh giá là quan trọng bởi ngày nay, các công ty tư nhân như SpaceX và Blue Origin đang có ý định kinh doanh, cho phép các khách hàng du lịch không gian. Còn NASA đang có kế hoạch thực hiện sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa. Michael Delp, tác giả đứng đầu dự án, nói "chưa ai từng xem xét hậu quả sức khỏe lâu dài của họ". Nghiên cứu này như một lời cảnh báo.


Các phi hành gia càng hoạt động sâu trong không gian thì phải đối mặt với tỉ lệ tử vong do bệnh tim càng lớn - (Ảnh: wonderopolis).

Cựu phi hành gia NASA Jeff Hoffman chia sẻ khi nói đến một sứ mệnh không gian thì tốc độ là yếu tố quan trọng. Ông cho rằng nhà du hành không thể chống lại hoàn toàn bức xạ năng lượng cao trong không gian, đặc biệt là với khả năng hiện tại, nhưng họ càng trải qua ít thời gian trong không gian thì họ càng ít tiếp xúc với bức xạ.

Jeff Hoffman nói thêm kiểm tra sức khỏe vốn quan trọng đối với các phi hành gia. Bản thân ông cũng rất chăm đến NASA mỗi năm để kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ. Và NASA có thể theo dõi tim mạch cho các phi hành gia cũng như tìm cách làm giảm nguy cơ chết sớm do vấn đề tim mạch ở họ.

Cập nhật: 01/08/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video