Phi hành gia sẽ sống 1 năm trên trạm ISS?

Thay vì thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng, Nga và Mỹ đang có ý tưởng và kế hoạch đưa 2 phi hành gia đầu tiên lên sống trên trạm ISS trong vòng một năm vào năm 2015.

Theo hãng tin Interfax của Nga, Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) đang chuẩn bị cho một chuyến bay vũ trụ dài ngày, nâng thời gian sinh sống của các phi hành gia lên gấp đôi con số 6 tháng hiện nay và trong 3 năm tới, một phi hành đoàn gồm 2 người sẽ tham gia thực hiện kế hoạch này. Song các quan chức tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng họ chưa đưa ra kết luận chính thức cho kế hoạch này.

Phát ngôn viên của NASA tại Trung tâm vũ trụ Johnson thuộc bang Houston - Kelly Humphries cho biết: "Chúng tôi đang lên ý tưởng đưa phi hành gia sống trong vũ trụ 1 năm nhằm chuẩn bị cho các cuộc thám hiểm nghiên cứu khu vực quỹ đạo thấp Trái đất. Tuy nhiên, chưa có quan chức nào đưa ra quyết định chính thức".


Chi phí xây dựng trạm ISS lên đến 100 tỷ

Theo Interfax, người Mỹ đầu tiên tham gia sứ mệnh kéo dài 1 năm trên trạm ISS là cựu phi hành gia của NASA - Peggy Whitson. Trong khi đó, phi hành gia của Nga vẫn chưa được lựa chọn. Ngoài ra, sứ mệnh kéo dài 1 năm sẽ tạo ra chỗ trống trên tàu vũ trụ Soyuz, do đó, Nga có thể "bán chỗ ngồi" cho những du khách muốn tới thăm quan trạm ISS.

Nếu sứ mệnh kéo dài 1 năm trên trạm ISS được hiện thực hóa, NASA có thể thực hiện thêm những chuyến bay đưa con người lên vũ trụ đầy tham vọng. Tổng thống Mỹ - Barack Obama đã đặt ra yêu cầu cho NASA phát triển một con tàu vũ trụ và công nghệ mới đưa các phi hành gia đặt chân lên một thiên thạch vào năm 2025 và tới sao Hỏa vào năm 2030.

Theo tính toán, một chuyến bay từ Trái đất lên sao Hỏa sẽ kéo dài trong 2 năm. Do đó, việc đưa phi hành gia thực hiện sứ mệnh sống trên trạm ISS trong vòng 1 năm là cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu những tác động từ chuyến bay dài tới sức khỏe của phi hành đoàn.

Thực tế, chuyến bay kéo dài 1 năm đã từng được thực hiện trong quá khứ. Vào giữa những năm 1990, Valery Polyakov - phi hành gia kiêm bác sĩ của Nga đã sống gần 438 ngày trên Trạm vũ trụ Mir. Sứ mệnh này kéo dài từ tháng 1/1994 - 3/1995.

Khả năng chịu đựng cuộc sống trong vũ trụ của phi hành gia Polyakov đã giúp các nhà khoa học Nga nghiên cứu những tác động sinh lý và tâm lý lâu dài khi thực hiện các chuyến bay vũ trụ dài ngày cách xa Trái đất.

Năm 2011, 6 tình nguyện viên của Nga, châu Âu và Trung Quốc đã hoàn thành một cách thần kỳ cuộc mô phỏng sự sống trên sao Hỏa kéo dài 520 ngày nhằm tạo ra một khu vực biệt lập để nghiên cứu áp lực tinh thần khi sống lâu ngày trên vũ trụ. Thiết bị mô phỏng cuộc sống sao Hỏa mang tên Mars500 được khởi động từ tháng 6/2010 - 11/2011.

Trạm ISS hiện là nơi cư trú của phi hành đoàn Expedition 32 mang 3 quốc tịch khác nhau gồm 3 phi hành gia Nga, 2 người Mỹ và 1 người Nhật Bản.

NASA, Nga cùng Cơ quan vũ trụ Canada, châu Âu và Nhật Bản đã chi khoản tiền 100 tỷ USD để xây dựng trạm ISS trong vòng hơn 10 năm và được khởi công vào năm 1998. Toàn bộ quá trình xây dựng trạm ISS có sự góp mặt của 15 quốc gia.

Theo Infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video