Phóng xạ ở Fukushima quá cao khiến camera của robot thăm dò bị đốt cháy

Xem ra thảm họa đến từ nhà máy điện hạt nhân này vẫn chưa chấm dứt.

Một robot được cử đến lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ Fukushima để điều tra và dọn dẹp đã đột ngột phải hủy nhiệm vụ của mình, sau khi mức độ phóng xạ cực cao tại đây đốt cháy camera của nó. Đây là lần đầu tiên một người máy thâm nhập vào lò phản ứng số 2 kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào năm 2011, theo tờ Associated Press cho biết.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Robot dọn dẹp này được thu hồi chỉ sau hai giờ thực hiện nhiệm vụ sau khi phải hứng chịu mức độ phóng xạ được ước tính lên tới 650 Sievert/ giờ (là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại), dựa trên các phân tích từ âm thanh cũng như hình ảnh truyền về từ camera của robot trước khi nó bị cháy. Robot này được thiết kế có khả năng chịu đựng được tới 1.000 Sievert.

Báo Associated Press cho biết với độ phóng xạ mạnh như vậy có thể giết chết con người ngay tức khắc. Sau khi camera bị hỏng, đội ngũ nhà khoa học quyết định đưa nó về trước khi bị hỏng hoàn toàn. Những hình ảnh ghi lại cuối cùng là một căn phòng có những lớp sơn, nhiều thanh sắt và các sợi dây điện bị nóng chảy do bị tiếp xúc với phóng xạ.

Công ty điện lực Tokyo nói rằng robot này được đưa vào hoạt động để quan sát và dọn đường với một vòi phun nước áp lực mạnh để họ có thể cử một robot khác vào và đánh giá được mức độ thiệt hại tại đây. Việc phải rút robot đầu tiên sớm hơn dự kiến khiến họ phải tái thiết kế lại robot thứ hai, bởi cả hai người máy đều chỉ có thể chịu đựng được một mức độ phóng xạ nhất định.


Hình ảnh cuối cùng thu được từ camera của robot.

Tình trạng này có thể nguy hiểm và đáng báo động, tuy nhiên vẫn có tin tốt lành: nó đã được kìm hãm lại, chưa có bất kỳ thông tin gì về việc nhà máy điện hạt nhân này tiếp tục bị rò rỉ, nhiều khả năng các quận huyện xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ nữa. Không chỉ vậy, mức độ cao cũng đồng nghĩa với việc robot đang đi đúng hướng, tiến gần tới nguồn phóng xạ và có thể loại làm nguội hoàn toàn lõi hạt nhân của lò phản ứng – nguyên nhân dẫn tới thảm họa này.

Cập nhật: 14/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video