Phát hiện phóng xạ Fukushima ở bờ biển Canada

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện phóng xạ rò rỉ từ nhà máy Fukushima của Nhật Bản dọc bờ biển Bắc Mỹ.

Rò rỉ từ nhà máy Fukushima của Nhật Bản

Đồng vị phóng xạ Cesium-137 và Cesium-134 được phát hiện trong các mẫu vật thu thập từ ngày 19/2, ngoài khơi Ucluelet - một thị trấn nhỏ trên đảo Vancouver của Canada. Theo Reuters, mức độ hạt nhân phóng xạ này rất thấp, không gây nguy hại nghiêm trọng cho con người hay đời sống sinh vật biển.


Các chuyên gia tại nhà máy hạt nhân Fukushima. (Ảnh: AFP)

"Phóng xạ có thể gây nguy hiểm, và chúng ta nên theo dõi cẩn thận các vùng biển và đại dương sau sự cố giải phóng chất nhiễm phóng xạ của Nhật Bản", Ken Buesseler, chuyên gia Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI), cho hay.

Theo dự đoán của các chuyên gia, phóng xạ sẽ lan đến bờ tây của Mỹ, từ Washington đến California. Việc dự đoán mức độ lây lan sẽ phức tạp hơn khi chúng tiến gần đến bờ biển.

Tháng 11 năm ngoái, các nhà khoa học Mỹ từng phát hiện dấu vết phóng xạ rò rỉ từ thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 ở ngoài khơi bờ biển California. Trong chuyến thám hiểm nghiên cứu từ Alaska đến California, họ thu thập các mẫu nghiên cứu chứa một lượng nhỏ đồng vị cesium-134.

Thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima, kéo theo việc rò rỉ của ba lò phản ứng hạt nhân. Nước nhiễm xạ, vốn là lượng nước ngầm được bơm vào nhà máy mỗi ngày để làm mát các lò phản ứng, đang rò rỉ ra đại dương. Việc khử xạ có thể kéo dài hàng thập kỷ.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video