Theo Live Science, các nhà khoa học đã sử dụng kĩ thuật chụp ảnh công nghệ cao để khôi phục lại chữ kí mà có thể là của William Shakespeare. Việc ai là chủ nhân của những chữ viết nguệch ngoạc “Wm Shakespeare” trên các trang tiêu đề của cuốn Archaionomia, được xuất bản dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I.
>>> Chân dung Shakespeare qua công nghệ 3D
Gregory Heyworth, một giáo sư về tiếng Anh tại Đại học Mississippi, cho biết chữ kí này có phải là chữ kí của William Shakespeare hay không, vẫn là một điều chưa thể khẳng định chắc chắn.
Trang tiêu đề của cuốn Archaionomia. (Ảnh: Live Science)
Heyworth và sinh viên của ông đã sử dụng công nghệ mới để khôi phục lại những nét chữ gần như bị mất. Công việc này là một phần của Dự án Lazarus, nhằm làm sống lại những văn bản bị hư hỏng bằng cách sử dụng một kĩ thuật gọi là chụp ảnh đa phố.
Kĩ thuật này sử dụng tới 12 bước sóng khác nhau của ánh sáng, từ tia tử ngoại tới tia hồng ngoại, giúp nâng cao khả năng phân giải hình ảnh của văn bản cũ. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng một phần mềm để kết hợp những hình ảnh này thành hình ảnh rõ nhất có thể về văn bản. Bằng cách này, họ có thể tái tạo các văn bản đã bị xóa hoàn toàn, các văn bản bị trầy xước hoặc bị cháy xém, hoặc đã bị hư hỏng do nước.
Năm ngoái, dự án Lazarus đã sử dụng kĩ thuật chụp ảnh công nghệ cao để khám phá những bài thơ mới của William Faulker từ một bộ sưu tập đã bị hư hại do hỏa hoạn. Năm nay, Heyworth đã dẫn một nhóm sinh viên tới Thư viện Shakespeare tại Washington để điều tra một chữ kí được tin rằng là của Bard.
Hiện nhóm vẫn chưa bắt đầu quá trình xác thực việc đây có phải là chữ kí của Shakespeare hay không, nhưng họ đã khôi phục lại nó. Heyworth cũng đã lên kế hoạch so sánh chữ kí này với các mẫu chữ viết tay khác của Shakespeare, trong đó có một tiểu luận được xuất bản năm 1603.
Nếu có thể xác nhận chữ kí trên cuốn Archaionomia là của nhà soạn kịch này, điều này có thể cung cấp những hiểu biết mới trong cách tiếp cận pháp luật trong các vở kịch của ông.