Phương pháp độc lạ giúp bảo quản nho tươi đến 6 tháng của người Afghanistan

Những quả nho để nửa năm không hỏng, bí mật nằm ở phương pháp bảo quản cổ xưa

Gangina là một phương pháp truyền thống để giữ nho và các loại trái cây khác tươi ngon trong vài tháng, bằng cách giữ chúng trong các thùng kín làm bằng đất ướt.

Nho rất khó để giữ nguyên độ tươi ngon trong thời gian dài, ngay cả khi có tủ lạnh, nhưng dường như người Afghanistan từ lâu đã sử dụng một phương pháp cổ xưa giúp giữ cho trái cây tươi lâu hơn để tiêu thụ trong những tháng mùa đông, bởi thời tiết lúc đó rất lạnh trái cây khó có thể tươi ngon được.


Người Afghanistan có một phương pháp cổ xưa giúp giữ cho trái cây tươi lâu hơn.

Gangina là một phương pháp truyền thống để giữ nho và các loại trái cây khác tươi ngon trong vài tháng, bằng cách giữ chúng trong các "khối cầu kín", rỗng bên trong làm bằng đất ướt.

Kỹ thuật bảo quản khéo léo này liên quan đến việc giữ những trái nho tươi trong một "thùng đặc biệt" giống như đĩa làm bằng hai lớp đất ướt. Thùng để ngoài nắng cho khô sau đó phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Nếu được bảo quản đúng cách, thùng đựng gangina có thể giữ cho nho được hái vào mùa thu tươi cho đến mùa xuân năm sau.

“Chúng ta nên loại bỏ nho hỏng trước, sau đó cho chúng vào gangina. Nếu chúng tôi cho những trái bị hỏng vào gangina, nó sẽ làm hỏng tất cả những trái nho khác”, nông dân Abdul Manan nói và cho biết thêm rằng điều này bắt buộc, bởi chỉ những trái nho khỏe mạnh mới được bảo quản theo cách này, vì một trái nho hư hỏng có thể làm hỏng cả một mẻ nho.

Hộp đựng Gangina cần phải kín gió và để ở nơi thoáng mát để trái cây bên trong luôn tươi ngon. Vào mùa đông hoặc mùa xuân, khi nhu cầu về trái cây tăng lên và với mức giá mà mọi người sẵn sàng tri trả, những người nông dân như Abdul Manan mang nho được bảo quản bằng gangina ra bán và kiếm lời. Mỗi thùng chứa được khoảng một kg nho.

“Chúng tôi đang bảo quản rất nhiều nho trong Gangina và sẽ bán nó vào mùa đông hoặc mùa xuân tới”, nông dân trồng nho Askar nói với Bộ Nông nghiệp Afghanistan. "Bằng phương pháp này, chúng tôi sẽ có được một thu nhập tốt".


Người dân Afghanistan có cách bảo quản nho đặc biệt giúp loại trái cây này sau nửa năm vẫn tươi ngon như lúc mới hái. (Ảnh: Agriculture & Livestock).

Được biết, phương pháp bảo quan nhỏ này của người dân Afghanistan có từ thời cổ xưa và lưu truyền đến ngày nay. Không chỉ dùng bảo quan nho, người dân Afghanistan còn dùng cách này để bảo quản nhiều loại trái cây khác để bán trong những tháng mùa đông - thời điểm có ít loại trái cây. Bằng cách này, những người nông dân trồng nho đều có thu nhập tốt.

Nho là một loại hoa quả mà du khách quốc tế thường ăn mỗi khi đến Afghanistan. Những quả nho được trồng ở Afghanistan nổi tiếng bởi độ tươi ngon rất đặc biệt, Đặc biệt, du khách còn ấn tượng và thích thú khi biết những quả nho này đã được thu hoạch từ nhiều tháng trước, nhờ biện pháp bảo quản truyền thống mới có độ tươi ngon này.

Với đất đai màu mỡ và khí hậu khô ấm ở vùng núi Hindu Kush, Afghanistan có nhiều loại trái cây phong phú. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Thủy lợi và Chăn nuôi nước này, ít nhất 1,5 triệu tấn trái cây được sản xuất mỗi năm, nhưng chỉ 1/3 trong số đó được xuất khẩu và trái cây tươi thường được ăn kèm với hầu hết các bữa ăn.

Vùng miền Nam Afghanistan sản xuất phần lớn lựu và dưa, trong khi ngôi làng của ông Ziaulhaq ở miền Trung Afghanistan là nơi có táo, anh đào, mơ và nho. Khu vực này đặc biệt nổi tiếng với nho.

Trước đó, một công ty của Malaysia, cũng đã cho ra mắt sản phẩm bảo quản đồ tươi khá độc đáo, chỉ dùng một miếng dán bên ngoài quả tươi.

Cập nhật: 08/10/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video