Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford vừa phát hiện công dụng kỳ diệu của quả lựu trong việc duy trì kết nối công nghệ cao cho con người.
Cụ thể, họ đã tìm ra cách kéo dài tuổi thọ của pin lithium-ion bằng cách sử dụng chất liệu silicon duy trì mỗi lần sạc. Vấn đề với silicon là trong quá trình sạc, chất liệu này dễ bị phồng lên và vỡ ra, cũng như phản ứng lại với các điện từ bên trong lõi pin và phá hỏng bảng mạch.
Mặc dù vậy, tính hữu dụng của silicon trong việc sạc pin là không thể phủ nhận, bởi chúng có thể lưu được năng lượng nhiều gấp 10 lần so với pin lithium sắt thông thường. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm sao có thể đặt silicon bên trong lõi pin mà không làm cho chúng phồng rộp.
Cách thức bố trí các noãn carbon với sợi nano carbon bên trong được lấy cảm hứng từ quả lựu
Để đi tìm câu trả lời, các nhà khoa học của Stanford đã nghiên cứu cách phân bố hạt bên trong quả lựu. Để ngăn chặn tình trạng phồng to, các sợi dây nano silicon sẽ được bao bọc bởi các noãn carbon, cho phép chúng phồng lên đến một mức độ nhất định. Những noãn carbon này được sắp xếp giống như các ô bên trong quả lựu để điện năng vẫn truyền được mà các dây silicon vẫn được bảo vệ.
Thử nghiệm ban đầu đã mang đến kết quả đáng khích lệ. Giáo sư Yi Cui cho biết sau 1000 lần sạc pin, các ống anode lấy cảm hứng từ quả lựu đã hoạt động được 97% công suất.
Tất nhiên vẫn còn một số thách thức mà các nhà nghiên cứu cần phải giải quyết được trước khi công nghệ này có thể bước ra khỏi phòng thí nghiệm, nhưng nó đã đưa con người tiếp cận rất gần với việc sử dụng các lõi anode silicon bên trong pin điện thoại, máy tính bảng hay ô tô điện. Con số 97% công suất là hoàn toàn lý tưởng để đưa vào sản xuất thương mại, Giáo sư Yi Cui khẳng định.
Nếu công nghệ này trở thành hiện thực, chiếc điện thoại của bạn sẽ có thể hoạt động lâu gấp 10 lần so với hiện nay.