Có chiều dài lên tới 13 mét và sống trong thời đại khủng long cách đây 60 triệu năm, loài rắn khổng lồ Titanoboa được đồn đại vẫn còn tồn tại trong rừng sâu Amazon.
Rừng Amazon có tổng diện tích lên đến 6,7 triệu km2 là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm, thậm chí còn chưa được biết tới. Chính vì vậy dựa trên những thông tin nghiên cứu ở địa phương, nhiều người cho rằng loài rắn khổng lồ Titanoboa vẫn tồn tại.
Rắn khổng lồ Titanoboa được cho vẫn còn sống trong rừng rậm Amazon.
Căn cứ để các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết này đó là một số bộ tộc ở trong khu vực vẫn thường nhắc đến một loài rắn khổng lồ có chiều dài lên tới gần 13m, kích thước tương tự như những hoá thạch của loài quái vật này từng được tìm thấy.
Trên website chuyên đưa tin về những điều bí ẩn có tên Mysterious Earth cho biết, loài rắn khổng lồ dài 13m được người dân địa phương đặt tên là Yacumana.
Website này cũng cho rằng về mặt lý thuyết thì khu vực rừng mưa Amazon hoàn toàn có thể là nơi sinh sống lý tưởng của loài quái vật khổng lồ Titanoboa.
Anaconda cũng là loài trăn khổng lồ được ghi nhân có kích thước lên đến chiều dài gần 8 mét. Tuy nhiên vẫn chưa ăn thua gì so với loài Titanoboa. Do đó, để người dân địa phương nhầm lẫn giữa hai loài này khó có khả thi.
Trước đó, dựa trên hóa thạch tìm thấy ở Colombia, các nhà cổ sinh vật học đã tính toán, Titanoboa có chiều dài từ 12,8m đến 15m; với cân nặng khoảng 1,1 tấn, phần thân mình dày nhất của Titanoboa, rộng tới 0,9m. Sinh vật khổng lồ này cũng chuyên ăn cá, thậm chí nó có thể nhai dễ dàng cả rùa, cá sấu.
Hiện tại, vẫn chưa có những hình ảnh chính thức cho thấy sự tồn tại của loài quái vật cổ đại Titanoboa nhưng nhiều người tin rằng Yacumana được người dân địa phương nhắc tới khả năng chính là một loài trăn Anaconda chưa được khám phá hoặc chính là Titannobia còn sống sót đến ngày nay.