Quần thể hành tinh nửa Trái đất, nửa sao Mộc "bao vây" chúng ta

Các nhà khoa học nhận thấy loại hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way là một kiểu hành tinh bí ẩn, với độ đậm đặc nằm giữa những hành tinh khí và hành tinh đá.

Hành tinh khí là những hành tinh giống sao Mộc, sao Thổ, với mật độ thấp bởi bầu khí quyển cực dày chiếm phần lớn kết cầu. Hành tinh đá là dạng hành tinh giống Trái đất hay sao Hỏa, nhỏ gọn, mật độ cao. Đối với các ngoại hành tinh, việc nghiên cứu mật độ của chúng sẽ hé lộ đó là dạng hành tinh gì, khí hay đá.

Nhưng theo Science Alert, 43 thế giới bí ẩn mà nhóm khoa học gia từ Đại học Chicago - Mỹ, Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary và Trường Đại học La Lagua - Tây Ban Nha tìm hiểu lại cho những thông số lưng chừng giữa hai dạng hành tinh nói trên.


Mô tả về một "hành tinh nước", là dạng hành tinh chưa nằm trong bảng phân loại nhưng có thể còn phổ biến hơn dạng hành tinh giống Trái đất - (Ảnh: ESO).

Câu trả lời khả dĩ nhất đó là một dạng hành tinh bí ẩn được chú ý trong những năm gần đây: Hành tinh đại dương, hay còn được gọi là "hành tinh nước".

43 hành tinh này đại diện cho rất nhiều thế giới tương tự quay quanh loại sao chiếm tới 75% số sao trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là sao lùn đỏ.

Nhưng một khúc mắc mới được đưa ra: Hầu hết các hành tinh trong nghiên cứu lại nằm quá gần ngôi sao mẹ, mà các tính toán về nhiệt độ ngôi sao mẹ cho thấy với khoảng cách đó, một đại dương lỏng khó có thể tồn tại.

Vì vậy hai nhà nghiên cứu Rafael Luque và Enric Pallé kết luận rằng nó phải như Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong hàng chục mặt trăng của sao Mộc và cũng là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt trời, lớn hơn cả sao Thủy.

Ganymede được cho là một thế giới "ngậm nước", tức không có đại dương trên bề mặt nhưng lại đầy một loại đá ngậm nhiều nước, thứ cũng có thể xuất hiện với số lượng ít hơn trên Mặt Trăng của Trái đất.

Và để có thể trở thành một thế giới kiểu đó, những thế giới này phải hình thành ở một nơi cách xa ngôi sao mẹ hơn hiện tại, rồi từ từ bay dần vào phía trong, giống như giả thuyết đối với sao Mộc - hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt trời.

Phát hiện này có thể khiến giới thiên văn phải xem xét lại cách điều tra các ngoại hành tinh cũng như thiết lập một mô hình mới trong truy tìm sự sống ngoài Trái đất, bởi có thể chính hệ Mặt trời chúng ta mới là thứ hiếm gặp, với những hành tinh đá và khí. Hành tinh nước, thứ có thể phổ biến hơn nhiều lần, có lẽ nên được xếp vào tiêu chí phân loại.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

Cập nhật: 13/09/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video