Chuyến bay đầu tiên cũng là cuối cùng của tàu con thoi Buran

Cách đây đúng 35 năm, tàu vũ trụ Buran của Liên Xô đã thực hiện chuyến bay đầu tiên và đáng tiếc khi cũng là cuối cùng.

Tàu con thoi Buran được chế tạo vào những năm 80 của thế kỷ trước là một bộ máy cực kỳ phức tạp và rất khác so với các phương tiện không gian thời đó.


Tàu con thoi Buran.

Điều này có vẻ khó tin, nhưng Buran được thiết kế cho 100 chuyến bay vào vũ trụ.

Ngay cả các tàu SpaceX hiện đại cũng không thể tự hào về khả năng “tái sử dụng” nhiều như vậy.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi hơn 1.000 cơ quan, tổ chức trên toàn lãnh thổ Liên Xô đã làm việc trong dự án này. Tổng cộng, 16 tỷ rúp đã được chi cho việc chế tạo tàu vũ trụ.

Chiều dài của con tàu gần 36,5 mét, trọng lượng cất cánh là 105 tấn, với tải trọng 30 tấn. Đồng thời, tàu con thoi Buran có thể đưa trở lại 20 tấn - về mặt lý thuyết có thể gửi các module trạm vũ trụ bị lỗi xuống mặt đất để sửa chữa và giao chúng trở lại.

Nói chung, Buran là câu trả lời từ Liên Xô trước tàu con thoi của Mỹ. Cả hai con tàu đều có bề ngoài rất giống nhau, nhưng sản phẩm do Mỹ chế tạo được phóng lên quỹ đạo bằng động cơ của nó, còn của Liên Xô được đưa lên bằng tên lửa siêu nặng Energia.

Công việc chế tạo chiếc Buran kéo dài 15 năm và vào ngày 15 tháng 11 năm 1988, chuyến bay đầu tiên và thật không may cũng là cuối cùng của nó đã diễn ra.

Trong nhiệm vụ trên, tàu con thoi Buran đã bay vòng quanh Trái đất hai lần và hạ cánh xuống Sân bay vũ trụ Baikonur - nơi từ đó nó cất cánh. Chuyến bay và hạ cánh của tàu vũ trụ diễn ra tự động, đây là lần đầu tiên trong lĩnh vực du hành vũ trụ trên thế giới.


Tàu con thoi Buran hiện ở trong tình trạng xuống cấp khá tồi tệ.

Trên thực tế, chiếc Buran đã đáp ứng đầy đủ những kỳ vọng đặt vào nó và chứng minh cho cả thế giới thấy tài năng của các nhà thiết kế Liên Xô.

Ban đầu Moskva dự định chế tạo 5 tàu con thoi như vậy để thực hiện 10 - 12 chuyến bay mỗi năm. Tuy nhiên việc phát triển một chương trình độc đáo diễn ra đúng thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế, điều này đã định trước số phận của dự án.

Không tìm thấy nguồn tiền để tiếp tục tài trợ cho chương trình, ngoài ra chuyến bay của tàu con thoi vào quỹ đạo đắt hơn hàng chục lần so với việc phóng tên lửa Soyuz, do vậy dự án bị coi là không hiệu quả và bị chấm dứt sớm.

Cập nhật: 17/11/2023 GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video