Quầng mặt trời là gì?

Gần đây, có rất nhiều người chụp lại được hiện tượng một vầng sáng bao quanh Mặt Trời và thắc mắc không biết nó là gì? Có phải là cầu vồng không? Hay nó là một "mặt trời lạ"? Để giải thích cho điều này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thực tế, vầng sáng lớn bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng tròn. Nó đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.


Vầng sáng này được gọi là "quầng Mặt trời".

Cụ thể, vầng sáng này được gọi là "quầng Mặt trời". Ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện với đủ sắc màu y hệt cầu vồng ta hay thấy.

Tuy nhiên, bí quyết giúp phân biệt hai hiện tượng trên là ở chỗ, cầu vồng và "quầng Mặt trời" có sự sắp xếp màu sắc trái ngược nhau.

Cầu vồng tròn có màu từ ngoài vào trong là đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím... còn màu của quầng Mặt trời được sắp xếp ngược lại

Theo các chuyên gia, quầng sáng dạng này thực tế còn có thể xuất hiện vào ban đêm và được gọi với cái tên "quầng Mặt trăng". Đồng thời, họ cho rằng hiện tượng này hoàn toàn không liên quan tới các điềm cảnh báo thảm họa như nhiều người liên tưởng. Thậm chí, việc quan sát được quầng sáng rõ còn chứng tỏ thời tiết tốt, nắng, khô ráo và bầu trời quang đãng.

Cập nhật: 06/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video