Quốc gia đầu tiên cấm kem chống nắng để bảo vệ san hô

Palau - đất nước nhỏ bé ở tây Thái Bình Dương, vừa đi vào lịch sử là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm kem chống nắng để bảo vệ các rặng san hô.

Theo BBC, chính quyền đã ký luật hạn chế bán và sử dụng kem chống nắng và các sản phẩm chăm sóc da nếu trong thành phần có chứa 1 trong 10 chất thuộc danh sách cấm.


Từ năm 2020, sử dụng kem chống nắng không vì mục đích thương mại sẽ bị tịch thu ở Palau để bảo vệ rặng san hô của nước này - (Ảnh: specialistaustralia.com.au).

Lệnh cấm có hiệu lực từ năm 2020, người bán lẻ có thể bị phạt đến 1.000 USD nếu vi phạm. Việc sử dụng kem chống nắng không vì mục đích thương mại sẽ bị tịch thu.

Tổng thống Palau Tommy Remengesau cho rằng hành động của chính phủ là kịp thời và: "Quy định này dung hòa giữa việc giáo dục du khách thay vì khiến họ bỏ đi".

Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cảnh báo về ảnh hưởng của kem chống nắng đến sinh vật biển. Họ đặc biệt lo ngại về vai trò của hai thành phần là oxybenzone và octinoxate. Đây là những thành phần có khả năng chống nắng do hấp thu được tia cực tím.

Tuy nhiên, đó lại là những chất làm cho san hô chết hàng loạt. Một nghiên cứu xuất bản năm 2015 chứng minh oxybenzone làm san hô non ngừng phát triển và độc hại đối với nhiều loài san hô được kiểm tra trong phòng thí nghiệm.


Ảnh chụp một thợ lặn lặn trên một rặng san hô ở Palau - (Ảnh: BBC).

"Oxybenxzone có lẽ tác nhân xấu nhất trong danh sách 10 hóa chất bị cấm. Nó làm san hô chết hàng loạt ở nhiệt độ thấp và làm giảm sức chống chịu của san hô trước biến đổi khí hậu", Tiến sĩ Craig Downs, chuyên gia về tác động của kem chống nắng đối với sinh vật biển, cho biết.

Tiến sĩ Downs cho rằng khi có một sự kiện thảm khốc như san hô bị chết hàng loạt, các rạn san hô sẽ hồi phục trong những năm tiếp theo nhưng điều đó không xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. "Không có sự hồi sinh ở những nơi có du khách".

San hô non dễ bị tổn hại do hóa chất hơn so với san hô già. Đó là lý do những nơi có san hô chết không thể hồi phục mà chỉ còn những nhánh san hô già. Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi tất cả cùng biến mất.

Nguy cơ lớn nhất với các rặng san hô là biến đổi khí hậu, dự báo có đến 90% san hô sẽ không chống chọi nổi khi nhiệt độ nước biển tăng lên vào năm 2050. Đe dọa thứ hai là thiếu oxy do hiện tượng tảo nở hoa. Kem chống nắng hiện nay cũng là một trong số các mối đe dọa.


Đất nước Palau từ trên cao - (Ảnh: BBC).

Ước đoán khoảng từ 6-14.000 tấn kem chống nắng bị rửa trôi xuống các rặng san hô mỗi năm. Hàng ngàn loại kem chống nắng trên thị trường có chứa hai chất rất có hại cho san hô nói trên. Hiện nay, Quốc hội Mỹ đang xem xét luật cấm oxybenzone, do những nguy hiểm nó đặt ra đối với sức khỏe con người.

Theo BBC, nhiều nơi khác cũng đã áp đặt lệnh cấm này như đảo Bonaire ở Caribbean và đảo Hawaii của Mỹ. Mexico cấm sử dụng kem chống nắng ở các khu bảo tồn thiên nhiên.

Trước nguy cơ lan tỏa của lệnh cấm sử dụng kem chống nắng, nhiều tập đoàn lớn, trong đó có Johnson & Johnson và L'Oreal, đã phản đối và cho rằng các bằng chứng về các tác động bất lợi đến san hô không đủ mạnh.

Palau nằm ở phía tây Thái Bình Dương. Dù diện tích nhỏ nhưng nước này có nhiều hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường.

Cập nhật: 05/11/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video