Đừng để bất kỳ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra để mãi phải hối hận về sau khi không lưu tâm đến việc sạc điện thoại tưởng chừng nhỏ nhoi như thế.
Vậy làm thế nào để đảm bảo mình không ở trong tình thế rủi ro nhất, tránh trường hợp xảy ra lặp lại tai nạn như trên với bất kỳ ai? Hãy lưu ý kỹ những nguyên tắc sau đây để khắc phục dứt điểm:
1. Kiểm tra chất lượng ngoại hình dây sạc
Hãy để ý xem trên dây, củ sạc có vấn đề nứt vỡ, sứt mẻ, toác hở gì không...
Đừng có đợi "nước đến chân mới nhảy", vì chờ đến lúc ý thì đã quá muộn rồi. Mỗi lần trước hoặc sau khi sạc xong, hay để ý xem trên dây, củ sạc có vấn đề nứt vỡ, sứt mẻ, toác hở gì không - đặc biệt là ở những vết gấp khúc, mối nối có để lộ phần lõi kim loại dẫn điện.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, ngay lập tức thay thế phần phụ kiện đó, hoặc nếu khẩn cấp chưa có thời gian thì dùng băng dính cách điện dán kín bọc quanh, và nhớ là vẫn phải nhanh chóng đến cửa hàng sửa chữa, thay thế ngay nhé.
2. Không vứt bỏ đồ sạc bừa bộn, cẩu thả
Hãy luôn bảo quản đồ sạc ở nơi an toàn, không quen tay quăng quật mỗi lần dùng xong.
Như đã đề cập, các vết nứt hở dây thường xuất hiện ở những nơi gấp khúc, va đập, bị kéo căng dãn. Vì thế, hãy luôn bảo quản đồ sạc ở nơi an toàn, không quen tay quăng quật mỗi lần dùng xong, hoặc nhét bừa cẩu thả vào ngăn kéo, tủ sách. Tất cả những hành động đó đều có thể khiến cho dây, củ sạc bị đứt, hở hoặc một số tình trạng giảm chất lượng khác.
3. Sử dụng sạc chính hãng gốc
Sai lệch về thông số dòng điện truyền tải cũng có thể gây ra cháy, nổ.
Nhiều người hiện nay khi dùng smartphone, đặc biệt là smartphone hàng second-hand đã qua sử dụng, thường bỏ qua yêu cầu có kèm sạc gốc, mà nếu thiếu thì sẽ đi mua qua loa một loại dây sạc có cổng cắm phù hợp với chân smartphone là đủ. Đây là một suy nghĩ hết sức nguy hiểm vì nhiều lý do.
Chưa nói đến chất lượng gia công sản xuất, ngay cả sự sai lệch về thông số dòng điện truyền tải gây xung đột khác so với thông số kỹ thuật mặc định của pin smartphone cũng có thể gây ra cháy, nổ pin, sạc, thậm chí là phóng điện bất ngờ ra ngoài.
4. Lưu tâm đến phụ kiện kim loại khác hoặc môi trường xung quanh
Hãy luôn tập cho mình những thói quen cẩn thận trong mọi chuyện.
Dù chỉ là xác suất có giới hạn trên thế giới hiện nay nhưng không phải là nó sẽ không bao giờ xảy ra với bạn, như việc mới tháng 4 năm 2017, một người đàn ông tên Wiley Day tại Alabama (Mỹ) đã bị điện giật cháy xém, tê liệt vùng tay và cổ sau khi vô tình để... sợi dây chuyền của mình vướng vào phần chân cắm của củ sạc khi đang cắm điện.
Hay như Madison Coe, cậu bé mới 14 tuổi ở Lovington, New Mexico đã tử vong chỉ vì bất cẩn, đem theo smartphone vào sử dụng và cắm sạc ngay cạnh bồn tắm. Có lẽ trong lúc loay hoay, cậu đã để nó rơi vào bồn, hở điện và ngay lập tức bị giật dẫn đến không thể qua khỏi.
Vậy đó, hãy luôn tập cho mình những thói quen cẩn thận trong mọi chuyện dù cho đó là những việc tưởng chừng nhỏ nhặt thường ngày như sạc điện thoại nhé.