Rác thải không gian bao trùm Trái đất đang dần “bít cửa” ra ngoài vũ trụ của con người

Một vấn đề chưa hề biến mất mà thậm chí còn đang dần trở nên tồi tệ hơn.

Không gian vũ trụ cực kỳ rộng lớn, bao la nếu không muốn nói là nó thật sự lớn đến mức khó tin. Có quá nhiều "chỗ trống" ở ngoài kia mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể lấp đầy được. Thế nhưng, đáng tiếc là khu vực ngay xung quanh hành tinh của chúng ta đã không còn sạch sẽ, tinh khôi như trước và đó là do lỗi của con người.


Đang có nhiều vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo Trái đất hơn bao giờ hết.

Các nhà khoa học đã liên tục cảnh báo về những vấn đề mà rác thải không gian gây ra trong nhiều thập kỷ, nhưng các tên lửa hiện đại mang theo các vệ tinh thế hệ mới vẫn đang được phóng vào không gian với tốc độ chóng mặt. "Dòng chảy" thiết bị hết sức ổn định kia cứ liên tục tiến vào quỹ đạo Trái đất đã dẫn đến những hệ quả hết sức nghiêm trọng, mà theo CEO Peter Beck của Rocket Lab, thì rác thải không gian đang bắt đầu ảnh hưởng đến cách thức mà các cơ quan và start-up trên lĩnh vực không gian vũ trụ lên kế hoạch và dự trù cho các hoạt động phóng tên lửa của họ.

Các loại rác quay quanh Trái đất rất đa dạng về kích thước. Từ những vệ tinh đã không còn hoạt động, bị đốt cháy cho đến các bộ phận của tên lửa đã bị loại bỏ trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, nói chung là một "thùng rác" với rất nhiều loại vật phẩm.

Các vệ tinh hư hỏng và những rác thải không gian khác cuối cùng cũng sẽ rơi trở lại Trái đất và bị đốt cháy khi ma sát với bầu khí quyển, nhưng quá trình này lại đang không diễn ra đủ nhanh. Tốc độ rác thải được tạo ra trong không gian đang lớn hơn tốc độ mà rác cũ bị hủy hoại. Nhiều cơ quan vũ trụ đã đưa ra các ý tưởng và kế hoạch để đối phó với những mảnh vụn này, bao gồm các thiết bị giăng lưới gom rác vũ trụ hay cả phương án thêm móc để giữ lại những mảnh rác lớn hơn.

Vấn đề khác là đang có nhiều vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo Trái đất hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như công ty SpaceX đã phóng hàng trăm vệ tinh nhỏ của họ chỉ trong vài năm qua và "chòm sao Starlink" (dự án tập hợp các vệ tinh đang được SpaceX xây dựng) đã gây ra nhiều vấn đề cho các nhà thiên văn khi quan sát vũ trụ. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với các tập đoàn vũ trụ đang cố gắng phóng tên lửa, vì việc né tránh các nhóm vệ tinh này đang ngày càng trở nên khó khăn.

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS, là nơi duy nhất trong không gian mà con người thường xuyên duy trì sự hiện diện của mình trong nhiều năm liên tục, đã buộc phải tránh các mảnh vụn lơ lửng trong không gian và tránh các vụ va chạm có thể gây ra vấn đề cho phi hành đoàn.

Dù trong trường hợp nào đi nữa, số lượng rác thải vũ trụ quay quanh Trái đất thực sự là một vấn đề và vẫn chưa có giải pháp rõ ràng được đưa ra vào lúc này. Chúng ta buộc phải chờ đợi xem liệu những quốc gia và tập đoàn nào sẽ đẩy mạnh việc phát triển các hệ thống mới để làm sạch khu vực không gian xung quanh Trái đất trước khi gần như không còn có thể đưa thêm bất cứ thứ gì mới vào quỹ đạo và hơn thế nữa.

Cập nhật: 14/10/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video