Ráng mây sinh ra như thế nào?

Trước lúc Mặt trời mọc và sau lúc Mặt trời mọc, phía chân trời đằng Đông hoặc Tây thường có ráng mây rực rỡ màu đỏ hoặc da cam. Ráng mây sớm vào buổi bình minh còn ráng mây chiều vào lúc hoàng hôn.

Ráng mây sinh ra như thế nào?

Ráng chiều (Ảnh: coffeeworks)

Vào lúc Mặt trời mọc và lặn tia nắng phải đi qua một lớp khí dày mới chiếu được lên bầu trời ở quanh đường chân trời. Khi đi qua lớp khí dày đó, những tia tím và tia chàm có bước sóng ngắn, bị tán xạ yếu đi rất nhiều đến được bầu trời chẳng còn mấy, còn lại chỉ là những tia đỏ, da cam, vàng là những tia có bước óng dài. Những tia này tán xạ bởi các phân tử khí, hơi nước và bụi trên không đường chân trời, khiến cho ta thấy rực rõ mây sớm, mây chiều.

Hơi nước và bụi càng nhiều, ráng mây càng đẹp. Những đám mây trên bầu trời cũng nhiễm màu sặc sỡ.

Ngày 23-08-1883, đảo Krakatoa của Indonesia xảy ra một trận núi lửa phun mãnh liệt, tro núi lửa phải đến 18 tỷ khối, bụi bay lên cao đến 7-8 vạn mét, bao phủ bầu trời rất lâu. Năm đó, mọi nơi trên thế giới đều thấy ráng mây đỏ rực, đỏ tươi, người ta gọi là "ráng máu".

Mức độ tươi màu của ráng mây liên quan đến hàm lượng hơi nước và tạp chất trong không khí nên ráng mây có thể báo trước một điềm trời, từ người xưa đã có câu "ráng sớm trời mưa, ráng chiều trời lạnh", báo cho ta biết thời tiết sắp xảy ra.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video