Ráy tai khô hay ướt: Do gen!

Ráy tay của bạn ướt hay khô được quyết định bởi đột biến ở một gen duy nhất. Đây là phát hiện của các nhà nghiên cứu quốc tế khi họ nghiên cứu gen của 33 dân số khắp thế giới.

(Ảnh: VNN)

Ráy tai được tiết ra bởi các tuyến tên là ceruminous apocrine. Ráy tai khô xuất hiện ở 95% người Đông Á, trong khi chưa tới 3% người có nguồn gốc châu Âu cũng như châu Phi có loại ráy tai này.

Nói cách khác, loại ráy tai ướt hoàn toàn chiếm ưu thế ở người châu Âu lẫn châu Phi.

Một nhóm gồm 39 nhà khoa học do các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Nagasaki đứng đầu đã phát hiện: nguyên nhân của sự khác biệt này là gien ABCC11. Gen này kiểm soát hành vi của một kênh tế bào.

Kênh tế bào đó lại kiểm soát dòng phân tử biến đổi ráy tai, đóng vai trò như là cửa ngõ vào tế bào, do đó ảnh hưởng tới loại ráy tai được tạo ra. Mọi đột biến ở gen ABCC11 có thể thay đổi cấu trúc của kênh tế bào.

Nhóm nghiên cứu cho rằng sự thay đổi cấu trúc của kênh tế bào này có lẽ xảy ra lần đầu tiên ở Đông Bắc Á, rồi lan khắp châu Á cũng như tới những thổ dân châu Mỹ và người Inuit có nguồn gốc châu Á.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tại sao ráy tai lại xuất hiện. Họ cho rằng chức năng của ráy tai là bẫy côn trùng, tự làm sạch tai và giữ cho khoang thính giác ngoài khỏi bị khô.

Ngoài ra, mối liên hệ giữa loại ráy tai và sự hấp dẫn cũng được tranh luận do ráy tai có liên hệ với các tuyến mùi của cơ thể. Do các tuyến apocrine cũng được tìm thấy trong ngực nên có gợi ý rằng hiểu rõ hơn cách chúng làm việc có thể dẫn tới những manh mối về cơ chế phát triển ung thư vú.

Minh Sơn (Theo BBC)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video