Robot điều khiển bằng các tế bào sống

Lần đầu tiên chiếc robot hoạt động nhờ các tế bào sống do Tiến sỹ Klause Peter Johner thuộc trường Đại học tổng hợp Sauthampton chế tạo đã được ra mắt công chúng. Đó là những tế bào nấm lên mốc, nhạy cảm với ánh sáng, chuyên được trồng phục vụ cho mục đích này.

Tiến sỹ Johner đã trồng nấm mốc có hình ngôi sao 6 cánh, mỗi cánh sao gắn vào một chân của robot. Đây là bộ máy kiểm tra hoạt động của robot.

Khi ánh sáng trắng tới vùng nào đó của nấm mốc đơn bào này, nấm bắt đầu rung và thay đổi về độ dày. Những tần xuất rung này được truyền vào computer, sau đó phát ra tín hiệu di chuyển các chân của robot. Nếu chiếu những tia sáng tới những vùng khác nhau của nấm mốc thì các chân sẽ chuyển động. Nếu chiếu liên tục như vậy thì robot sẽ đi được. 

Robot Qrio. Ảnh minh họa từ một trang web nước ngoài.

Các nhà khoa học Anh đã chế tạo chiếc robot này cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản ở trường Đại học tổng hợp Kobe, chuyên nghiên cứu những phương pháp sử dụng các tế bào sống trong chế tạo robot.

Tiến sỹ Johner cố gắng cải tiến việc điều khiển robot nhờ những phân tử riêng biệt của các tế bào sống, chứ không phải là những tế bào nguyên lành.

Theo các nhà khoa học kinh nghiệm áp dụng tế bào sinh học trong các thiết bị điện tử đã được sử dụng từ lâu nay, nhưng chỉ trong bộ phận cảm giác. Công trình của Tiến sỹ Johner là minh chứng đầu tiên cho việc sử dụng tế bào để giám sát hoạt động của robot. Vấn đề đáng nói ở đây là các tế bào có thể tự hồi phục và tự cấu tạo lại, điều mà công nghệ bình thường không thể làm được.

Nhờ sử dụng tế bào sinh học, robot có thể tự lập phần nào trong khi chuyển động, chẳng hạn như có thể vượt qua chướng ngại vật và di chuyển được trong địa hình phức tạp. Do đó, robot tiếp nhận những chức năng sinh học sẽ có khả năng phản ứng lại những tình huống bất ngờ nảy sinh trong môi trường xung quanh.

Theo Tiến sỹ Johner, việc sử dụng tế bào sinh học trong công trình nghiên cứu robot chỉ mới bắt đầu.

Theo VNN/Inopressa.ru
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video