Robot giúp doanh nghiệp Mỹ đấu Trung Quốc

Ngành sản xuất tại Mỹ đang hồi sinh nhờ công nghệ tự động tiên tiến, cho phép các công ty cạnh tranh về giá với doanh nghiệp Trung Quốc.

Mặc dù tới nay trào lưu ứng dụng công nghệ mới chỉ khiến số lượng việc làm tăng một cách khiêm tốn, nhiều nhà sản xuất Mỹ tin rằng công nghệ sẽ tạo ra nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng cao đối với những công nhân đang bị thay thế bởi robot.

Trong một động thái có thể là sự khởi đầu của một xu hướng mới trong nghành sản xuất Mỹ, ông Sunit Saxena, giám đốc điều hành của công ty Altierre Digital Retail, mới đây đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ.

“Cũng giống như các công ty khác, chúng tôi bắt đầu tiến hành sản xuất tại Trung Quốc vì giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tại đây, giá nhân công bắt đầu tăng”, ông Saxena cho biết.

Công ty Altierre Digital Retail - đặt trụ sở tại thành phố San Jose, bang California - chuyên sản xuất các màn hình và biển hiệu bảng giá kỹ thuật số dành cho các cửa hàng bán lẻ. Người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu trên màn hình và biển hiệu từ một máy tính.


Robot tham gia sản xuất tại một nhà máy ở Mỹ. (Ảnh: twincities.com)

Hiên nay, Altierre thuê từ 50 đến 60 người, ít hơn hồi hoạt động tại Trung Quốc, và mức lương trả cho công nhân là 10 USD/giờ.

Ông Saxena cho biết, bằng việc ứng dụng các trạm kiểm tra điện tử mới, năng suất của công ty đã tăng gấp hai lần. Việc tăng năng suất giúp ông cạnh tranh về giá với các công ty Trung Quốc. Công ty Altierre dự tính sẽ tăng cường tự động hóa. Chủ trương này không đồng nghĩa với việc thay thế toàn bộ công nhân, mà chỉ nhằm biến sức lao động thành một phần không đáng kể trong tổng chi phí sản xuất.

“Hiện nay, chúng tôi có thể nâng cao năng lực sản xuất, do đó chúng tôi có thể nhận được thêm nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều khả năng gia công sản phẩm, giảm số lượng người lao động trên mỗi đơn vị diện tích. Thực tế này chứng minh rằng, chúng tôi đang sở hữu phương thức sản xuất hiệu quả hơn so với giai đoạn công ty hoạt động tại khu vực Viễn Đông”, ông Saxena cho biết.

Earthbound Farm - một trong số những nhà sản xuất thức ăn hữu cơ lớn nhất tại Mỹ - cũng đang ứng dụng công nghệ để tăng năng suất. Trong thời gian gần đây, công ty đã triển khai robot tự động hóa vào khâu thu hoạch sản phẩm. Mỗi con robot làm việc tương đương với bốn người công nhân. Tuy nhiên, phó chủ tịch công ty, ông Will Daniels, khẳng định rằng không ai ở đây mất việc làm.

“Thay vì sử dụng robot để thay thế những người lao động, chúng tôi đang thực sự cung cấp cho họ một bộ kỹ năng cao hơn. Những người đang làm việc trên dây chuyền đóng gói sản phẩm, khâu mà robot tham gia, thực sự đang vận hành máy móc”, ông Daniel nói.

Cho tới nay, công nghệ tự động đã được ứng dụng trong hầu hết các khâu đòi hỏi thao tác lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, các nhà phát triển công nghệ như Troy Straszheim đang chế tạo những con robot với những khả năng mới.

"Chúng tôi đang tiếp tục chế tạo não và mắt cho những robot đó”, ông Straszheim tiết lộ.

Bằng việc sử dụng máy quay và bộ phận cảm biến, Straszhein đang phát triển người máy có thể nhận biết và chọn lựa những hình dạng cụ thể. Những robot này có thể được sử dụng trong các bến tàu và các xưởng đóng tàu.

Lần đầu tiên trong 10 năm, những đổi mới công nghệ đang hỗ trợ ngành sản xuất Mỹ phát triển. Nhiều nhà sản xuất công nghiệp tin rằng, khi các công ty mở rộng hoạt động tại Mỹ, tự động hóa sẽ tạo ra nhiều công việc đòi hỏi tay nghề cao và mức lương tương xứng đối với người lao động.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video